Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ

Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ

Các doanh nghiệp Việt Nam với tư cách là chủ thể của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia chỉ có thể phát triển sản xuất – kinh doanh hiệu quả khi hàng hóa, sản phẩm được đưa ra thị trường trong nước và quốc tế bảo đảm chất lượng cao và có thương hiệu. Để đạt được điều này thì bản thân các doanh nghiệp phải vươn lên làm chủ khoa học và công nghệ; đồng thời, Nhà nước với vai trò định hướng và tạo hành lanh pháp lý cần có các chính sách phù hợp tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp khoa học và công nghệ phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vậy việc thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ gồm những nội dung gì? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Doanh nghiệp khoa học công nghệ là gì?

Theo như khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Khoa học công nghệ 2013 quy định:  Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; còn  công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Như vậy, doanh nghiệp khoa học công nghệ là doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh, dịch vụ khoa học công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hóa từ kết quả nghiên cứu khóa học và phát triển công nghệ. Bên cạnh đó, kết quả khoa học công nghệ theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học công nghệ bao gồm:

  • Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; chương trình máy tính đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả;
  • Giống vật nuôi mới, giống cây trồng mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận;
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng theo quy định của pháp luật về giải thưởng khoa học và công nghệ (được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BKHCN);
  • Các kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, công nhận theo quy định của pháp luật (được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 10/2021/TT-BKHCN);
  • Công nghệ nhận chuyển giao được cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định của pháp luật (được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 10/2021/TT-BKHCN).

Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Với vai trò đem lại những đột phá về công nghệ, tích hợp và kết nối internet, là cuộc cách mạng sản xuất mới, đem lại các giá trị mới, giúp giải phóng con người, giải phóng sức lao động và thủ tiêu mọi sự kìm hãm đối với các doanh nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cho đất nước, Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ quy định tại Chương III Nghị định 13/2019/NĐ-CP điển hình như:

  • Chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (Điều 12 Nghị định) tiêu biểu được miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo khi doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện luật định;
  • Chính sách miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước (Điều 13 Nghị định) và theo quy định của pháp luật về đất đai và quản lý thuế;
  • Ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và sản xuất kinh doanh (Điều 14 Nghị định);
  • Chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ (Điều 16 Nghị định) như ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; ưu tiên, không thu phí dịch vụ khi sử dụng máy móc, trang thiết bị tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ươm tạo công nghệ…
  • Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng, đổi mới công nghệ (Điều 17 Nghị định) như hỗ trợ vốn, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất vay tối đa 50% lãi suất vay vốn tại ngân hàng thương mại cho vay…

Điều kiện thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ

Điều kiện thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệĐiều kiện thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ được quy định tại Điều 6 Nghị định 13/2019/NĐ-CP gồm các nội dung sau đây:

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2020 (có thể thành lập dưới dạng CTCP, CT TNHH, CT hợp doanh…);

b) Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định 13/2019/NĐ-CP;

c) Có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu.

Doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ tại Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp

Văn bản đề nghị thành lập doanh nghiệp, được soạn thảo chính xác các nội dung như: loại hình doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, địa chỉ, ngành nghề đăng ký kinh doanh (Mã ngành được quy định theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ tại nhóm 721; 722)

– Danh sách các thành viên/cổ đông đã có chữ ký của từng người;

– Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp;

– Bản sao một trong các giấy tờ chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của các thành viên/cổ đông và người đại điện pháp luật;

– Văn bản xác nhận vốn pháp định (đối với các ngành nghề đặc thù yêu cầu vốn pháp định);

– Bản sao công chứng của các chứng chỉ hành nghề (đối với các ngành nghề yêu cầu);

– Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp;

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư. Thời hạn giải quyết và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đặt con dấu pháp nhân công ty và công bố mẫu dấu của doanh nghiệp.

Bước 4: Hồ sơ xin chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ

Sau khi doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện về doanh nghiệp khoa học công nghệ có thể làm hồ sơ chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Hồ sơ chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ được quy định tại Điều 7 Nghị định 13/2019/NĐ-CP gồm các giấy tờ:

  • Đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP;
  • Văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực), thuộc một trong các văn bản sau:

+ Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

+ Quyết định công nhận giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật;

+ Bằng chứng nhận giải thưởng đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng;

+ Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Giấy xác nhận hoặc giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước;

+ Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;

+ Các văn bản xác nhận, công nhận khác có giá trị pháp lý tương đương.

  • Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP.

Bước 5:Nộp hồ sơ tại Sở Khoa học và Công nghệ nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 13/2019/NĐ-CP.

  • Hồ sơ có thể nộp trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.

Bước 6: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ có trách nhiệm xem xét việc cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ được cấp theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP.

Trên đây là nội dung bài viết về Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

> Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)