Dịch vụ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên tại Hải Phòng
Trong nền kinh tế thị trường, công ty TNHH là một loại hình doanh nghiệp phổ biến với nhiều ưu thế. Chính vì vậy, loại hình doanh nghiệp này được nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam trong đó có Hải Phòng. Vậy việc thành lập công ty TNHH hai thành viên tại tỉnh Hải Phòng diễn ra như thế nào? Mời quý khách hàng tham khảo các bước tiến hành dưới đây của Luật Phamlaw chúng tôi.
Đôi nét về tỉnh Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ của Việt Nam. Đây là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam, là đô thị loại I, trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ.
Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội.
Không chỉ là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn. Hải Phòng hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Đồng thời, Hải Phòng hiện đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) nằm tại Quần đảo Cát Bà, cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn.
Trong quá trình hội nhập sâu và rộng của đất nước, với các hiệp định tự do thương mai lịch sử đã được ký kết như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, thành lập Cộng đồng chung ASEAN là cơ hội phát triển rất lớn cho thành phố Cảng Hải Phòng. Hiện nay thành phố Hải Phòng đã và đang là một địa điểm đầu tư hấp dẫn của giới đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hàng loạt các dự án FDI lớn tập trung vào các ngành công nghệ cao, ít ô nhiễm như LG Electronics 1,5 tỷ USD; Bridgestone 1,2 tỷ USD, LG Display 1,5 tỷ USD cùng rất nhiều các tên tuổi lớn khác như Regina Miracle, Fuji Xerox,… cho thấy sức hút lớn của thành phố.
Ngày nay, Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam, từ năm 2005 đến nay luôn đứng trong top 5 các tỉnh thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là luôn đứng ở vị trí thứ 3 sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Chính vì vậy, việc hình thành các doanh nghiệp để phục vụ mục đích kinh doanh, đem lại lợi nhuận là nhu cầu khách quan thiết yếu ở thành phố hoa phượng đỏ này. Việc thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên ở Hải Phòng diễn ra như sau:
Điều kiện thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên tại Hải Phòng
1. Điều kiện về chủ thể thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên tại Hải Phòng
Chủ thể có thể là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu thành lập trừ những tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, đó là: Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;…
Thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên tại Hải Phòng phải đảm bảo tối thiểu là 2 và tối đa là 50 thành viên (khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020).
2. Điều kiện về kinh tế
Muốn thành lập CT TNHH hai thành viên trở lên tại Hải Phòng, tổ chức, cá nhân phải chuẩn bị những điều kiện vất chất cần thiết để công ty ra đời như nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, máy móc thiết bị…phù hợp với từng loại hình và ngành nghề kinh doanh.
3. Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty. Thời hạn góp vốn được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020, các công ty phải góp đủ vốn đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ khi thành lập. Và chế tài xử phạt kèm theo cũng quy định: công ty không góp đủ thì vốn mặc định giảm xuống đến mức đã góp, thành viên nào không góp thì không còn là thành viên của công ty và công ty phải điều chỉnh vốn cũng như loại hình tương ứng.
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu do pháp luật quy định áp dụng đối với một số ngành nghề kinh doanh đặc thù như chứng khoán, vàng, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tiền tệ, bất động sản và được quy định cụ thể trong luật chuyên ngành tương đương. Ví dụ: Kinh doanh bất động sản (được quy định cụ thể trong Luật kinh doanh bất động sản 2014) là 20 tỷ. Nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập CT TNHH hai thành viên trong những lĩnh vực này tại Hải Phòng cần phải chuẩn bị nguồn vốn đủ lớn với từng ngành nghề.
4. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh là yếu tố được kiểm soát chặt chẽ khi thực hiện thủ tục thành lập CT TNHH hai thành viên tại Hải Phòng. Công ty chỉ có thể thực hiện đăng ký thành lập công y với các ngành nghề không bị cấm kinh doanh.
Luật Đầu tư 2020 quy định về danh mục hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh, bao gồm:
– Các chất ma túy cấm đầu tư kinh doanh (phụ lục I);
– Danh mục hóa chất, khoáng vật cấm (Phụ lục II);
– Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm I (phụ lục III);
– Ngoài ra, Luật đầu tư 2020 còn quy định về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Phụ lục IV).
5. Điều kiện về tên công ty
Việc đặt tên cho CT TNHH hai thành viên trở lên tại Hải Phòng phải tuân thủ quy định cụ thể tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 (Ví dụ: Công ty TNHH + tên riêng) có thể lưu ý những điều cấm trong đặt tên công ty:
+ Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký được quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020;
+ Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
+ Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Đối với tên công ty bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của công ty
+ Tên công ty bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
+ Trường hợp công ty có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của công ty được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của công ty tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành.
+ Tên viết tắt của công ty được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
6. Điều kiện về địa điểm kinh doanh
Trụ sở chính của công ty là tại tỉnh Hải Phòng, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã thuộc Hải Phòng; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên tại tỉnh Hải Phòng
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, cụ thể hồ sơ thành lập CT TNHH hai thành viên trở lên bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Theo Phụ lục I-4 Thông tư 01/2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp)
– Điều lệ CT TNHH hai thành viên trở lên
– Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên. (Theo Phụ lục I-6 Thông tư 01/2021)
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản ủy quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền.
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
– Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thì cần bổ sung văn bản ủy quyền cho người trực tiếp thực hiện thủ tục và bản sao công chứng chứng minh thư của người được ủy quyền (Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực).
– Trong trường hợp, doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức có tư cách pháp nhân thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thì cần bổ sung hợp đồng dịch vụ pháp lý với tổ chức đó và giấy giới thiệu của tổ chức cho một cá nhân cụ thể trực tiếp thực hiện thủ tục, kèm theo bản sao công chứng chứng minh thư của người được giới thiệu.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập CT TNHH hai thành viên trở lên
Hồ sơ thành lập CT TNHH hai thành viên trở lên được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Phòng.
Hoặc nộp hồ sơ qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng điện tử sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh
+ Người đại diện theo pháp luật/người được ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
+ Người đại diện theo pháp luật/người được ủy quyền sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải toàn bộ hồ sơ điện tử ở bước 1 dưới dạng PDF và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng.
+ Để hoàn tất việc nộp hồ sơ trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, các bạn phải thực hiện thêm một bước liên kết tài khoản ngân hàng để tiến hành thanh toán lệ phí Công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia, mức lệ phí hiện tại năm 2022 về thành lập doanh nghiệp là 100.000 đồng.
– Trường hợp nộp bằng chữ ký số công cộng
+ Người đại diện theo pháp luật/người được ủy quyền kê khai thông tin, tải toàn bộ hồ sơ điện tử ở bước 1 dưới dạng PDF và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng.
+ Để hoàn tất việc nộp hồ sơ trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, các bạn phải thực hiện thêm một bước liên kết tài khoản ngân hàng để tiến hành thanh toán lệ phí Công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia, mức lệ phí hiện tại năm 2022 về thành lập doanh nghiệp là 100.000 đồng.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Sau khi thanh toán xong, hồ sơ thành lập công ty mới chính thức được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Phòng tiếp nhận.
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch – đầu tư sẽ ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung sau 03-05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ. Lúc này doanh nghiệp phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo đúng yêu cầu và tiến hành nộp lại theo đúng quy trình ở bước 2, tuy nhiên không phải nộp thêm lệ phí.
+ Nếu hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin cho cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp sau khi nhận được mã số từ cơ quan thuế. Doanh nghiệp sẽ nhận được phôi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau 03-05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.
Bước 4: Nhận kết quả
Sau 03-05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, công ty sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có hai cách để nhận kết quả:
+ Cách thứ nhất, đến trực tiếp Phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch – đầu tư tỉnh Hải Phòng để nhận kết quả;
+ Cách thứ hai, đăng ký nhận kết quả qua đường bưu điện thông qua Cổng hỗ trợ tiện ích đăng ký doanh nghiệp của Sở kế hoạch – đầu tư.
Trên đây là nội dung tư vấn “Dịch vụ thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên tại Hải Phòng”. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên tại Hải Phòng – Luật Phamlaw