Để tư vấn, xây dựng và thiết kế được mô hình tổ chức quản trị điều hành doanh nghiệp, đòi hỏi luật sư, chuyên viên pháp chế trong doanh nghiệp phải có kiến thức về các mô hình tổ chức quản trị điều hành và quản lý nội bộ doanh nghiệp để xây dựng mô hình quản lý doanh nghiệp phù hợp nhất.
Quy mô công ty có thể là các tập đoàn kinh tế lớn, hay các công ty vừa và nhỏ, nhưng hệ thống quy chế cơ cấu tổ chức hoạt động vẫn phải tuân theo Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn. Trong luật doanh nghiệp, có những quy định manh tính chất tùy nghi. Có những quy định mang tính chất bắt buộc. Về cơ bản, doanh nghiệp không được phép thực hiện trái với các quy định về mặt tổ chức quản trị điều hành trong luật doanh nghiệp. Tuy nhiên với một số điều khoản, quy định mang tính chất tùy nghi cho phép doanh nghiệp tự quyết định mô hình tổ chức quản trị điều hành.
Ví dụ: Theo Điều 137 Luật doanh nghiệp năm 2020 đã cho phép công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động một trong hai mô hình hai cấp hoặc ba cấp.
Tuy nhiên, có những quy định tùy nghi nhưng lại có hạn chế nhất định
Ví dụ Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Quy định này cho phép các doanh nghiệp được quy định một tỷ lệ phiếu biểu quyết khác với tỷ lệ nhưng là trên 50% và không được thấp hơn 50%…
Bởi lẽ đó, để soạn thảo được hệ thống quy chế cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh doanh nghiệp, luật sư, chuyên viên pháp chế cần phải là người thực sự am tường, có chiều sâu về kiến thức, lý luận cũng như thực tiễn mới đạt dược những kết quả tối ưu cho doanh nghiệp hay khách hàng của mình
Dưới đây là bảng mô tả Hệ thống quy chế quản trị điều hành doanh nghiệp, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc, luật sư, chuyên viên pháp chế doanh nghiệp tham khảo.
STT | Quy chế | Nội dung |
1 | Quy chế về hoạt động của hội đồng thành viên | – Quy chế do hội đồng thành viên ban hành; – Nội dung quy chế nhằm xác lập trách nhiệm pháp lý của Hội đồng thành viên, từ đó xây dựng những điều khoản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn Hội đồng thành viên; các nguyên tắc làm việc; phương thức họp Hội đồng thành viên; cơ cấu thành viên; cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc; mối liên hệ giữa Hội đồng thành viên với Giám đốc. – Các vấn đề liên quan khác; |
2 | Quy chế về cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành | – Quy chế này do Hội đồng thành viên ban hành; – Nội quy quy chế nhằm phân định rõ về cơ cấu tổ chức của bộ máy điều hành của Công ty gồm bao nhiêu bộ phận, mảng điều hành; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận này (gồm các phòng ban nào, trung tâm nào…) |
3 | Quy chế về hoạt động của bộ máy điều hành | – Quy chế do Hội đồng thành viên ban hành; – Nội dung quy chế này nhằm xác định rõ: + Cơ chế phối hợp điều hành triển khai hoạt động của các chức danh trong ban điều hành; + Cơ chế phối hợp giữa các phòng ban, trung tâm thuộc trụ sở với các chi nhánh, bộ phận của chi nhánh công ty.. + Chế độ làm việc của ban điều hành và bộ máy giúp việc của ban điều hành; + Các vấn đề liên quan khác
|
4 | Hệ thống quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức nghiệp vụ của các phòng, ban, trung tâm | – Các quy định do giám đốc ban hành; – Số lượng các quy định phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức của công ty; – Nội dung các quy định nhằm cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức nghiệp vụ của các phòng ban, trung tâm công ty
|
5 | Quy chế tiền lương | – Quy chế do hội đồng thành viên ban hành; – Nội dung quy chế đề cập đến những vấn đề sau: + Nguyên tắc, nội dung quản lý tiền lương, tiền thưởng từ quỹ lương; thống nhất về việc sử dụng, trả tiền lương,tiền thưởng từ quỹ lương phù hợp với quy định của Pháp luật về Điều lệ công ty; + Hệ thống thang, bảng lương áp dụng trong công ty; vấn đề nâng lương và điều kiện nâng lương cho người lao động trong công ty; các chính sách phụ cấp và đãi ngộ cho người lao động cùng các quy định khác có liên quan; + Các vấn đề khác. |
6 | Hệ thống mẫu văn bản | – Các mẫu văn bản quản trị được thiết kế phù hợp với nhu cầu của từng cấp quản trị trong nội bộ của công ty; – Tiêu chí xây dựng các mẫu văn bản: Bảo đảm tính thống nhất, rõ ràng, ngắn gọn. |
Trọng tâm của việc xây dựng Hệ thống quy chế quản trị điều hành doanh nghiệp để hướng đến quy định hóa các ý tưởng, kế hoạch, định hướng về mô hình tổ chức hoạt động quản trị và hoạt động kinh doanh. Làm nền tảng cho công cuộc phát triển vững mạnh cho các doanh nghiệp còn non trẻ, tái cơ cấu cho các công ty đã có quá trình hoạt động dài nhưng chưa có mô hình quản trị hiệu quả.
Trên đây là bài viết của Luật Phamlaw để cung cấp thêm thông tin cho Quý bạn đọc, Quý khách hàng tham khảo. Quý khách hàng muốn được hỗ trợ tư vấn thêm, vui lòng kết nối số tổng đài 1900 6284. Để được hỗ trợ dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn quản trị nội bộ trong doanh nghiệp, tư vấn hợp đồng…vui lòng gọi tổng đài 097 393 8866 hoặc số 091 611 0508, chúng tôi hỗ trợ 24/7.
xem thêm;