Hướng dẫn cánh ghi ngành nghề và hệ thống mã ngành doanh nghiệp

Hướng dẫn cánh ghi ngành nghề và hệ thống mã ngành doanh nghiệp

 Luật Phamlaw

Quyền tự do kinh doanh không chỉ được ghi nhận trong hiến pháp năm 2013, mà đã được hiện thực hóa và được đảm bảo an toàn, đồng bộ bằng các điều luật cụ thể thay vì chỉ quy định được quyền “tự chủ kinh doanh” như trước kia.

Khi thành lập công ty, Doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký các ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân bình thường trừ những nghành nghề kinh doanh đòi hỏi có điều kiện về vốn pháp định, chứng chỉ.

Ngành nghề kinh doanh đòi hỏi chứng chỉ : Là các ngành nghề khi tiến hành đăng ký kinh doanh thành lập công ty phải có chứng chỉ của người đứng đầu doanh nghiệp hoặc các thành viên

Ngành nghề kinh doanh đòi hỏi vốn pháp định: Là các ngành nghề khi tiến hành đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty đòi hỏi phải có vốn pháp định, vốn pháp định phải được ngân hàng xác nhận.

ĐĂNG KÝ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH THẾ NÀO ĐỂ THUẬN LỢI TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG?

Khi mới bắt đầu thành lập, công ty sẽ chỉ dự kiến hoạt động trong phạm vi một vài ngành nghề liên quan chủ đạo đến hoạt động của công ty. Tuy nhiên, về lâu dài trong quá trình hoạt động, công ty có thể phát sinh thêm nhu cầu kinh doanh nhiều lĩnh vực khác, do đó việc cân nhắc lựa chọn đăng ký ngành nghề kinh doanh là một bước vô cùng quan trọng khi đăng ký doanh nghiệp. Các bạn nên nắm rõ các kỹ năng khi đăng ký ngành nghề như sau:

  • Danh sách ngành nghề kinh doanh cần có đủ các lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp;
  • Cần đăng ký bổ sung các ngành nghề kinh doanh dự kiến cho kế hoạch phát triển trong tương lai;

Ví dụ: Một công ty hoạt động chính trong linh vực xây dựng, tuy nhiên bạn có thể đăng ký thêm các ngành nghề liên quan đến buôn bán thực phẩm, hay kinh doanh bất động sản…

  • Cần đăng ký đủ ngành nghề về quản lý doanh nghiệp và trợ giúp doanh nghiệp.

Ví dụ: Để đảm bảo nguồn hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty có thể đăng ký thêm ngành nghề xuất nhập khẩu hàng hóa liên quan…

Đến với dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Phamlaw, chúng tôi cam kết đăng ký cho doanh nghiệp của bạn một bộ hệ thống ngành nghề phù hợp, đảm bảo hoạt động hiệu quả cao nhất trong suốt quá trình kinh doanh.

Hướng dẫn cánh ghi ngành nghề và hệ thống mã ngành doanh nghiệp

+ Đối với đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Ví dụ:

Tên ngànhMã ngành
Xây dựng nhà các loại4100
Tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại8230

+ Đối với trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn hoặc ngành nghề doanh nghiệp đã được cấp nhưng chưa có mã ngành thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề chi tiết đã ghi.

Ví dụ:

Tên ngànhMã ngành
Lắp đặt hệ thống điện. 
Chi tiết : Lắp đặt hệ thống điện lạnh, hệ thống điện công trình dân dụng, công nghiệp đến 35KV
4321
Cổng thông tin.
Chi tiết : Thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
6310
Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ.Chi tiết : Xây dựng công trình giao thông.4210
Xây dựng công trình công ích. 
Chi tiết : Xây dựng công trình thủy lợi.
4220
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. 
Chi tiết : Xây dựng công trình công nghiệp.
4290
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.Chi tiết : Mua bán vật liệu xây dựng.4663

+ Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành (ngành có chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định,…), thì ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, theo chứng chỉ hành nghề.

Ví dụ:

Tên ngànhMã ngành
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. 
Chi tiết : Kinh doanh bất động sản.

Theo Điều 10 của Luật Kinh doanh bất động sản

6810
Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất. 
Chi tiết: – Kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản

–       Sàn giao dịch bất động sản

Điều 62, Điều 69 của Luật kinh doanh bất động sản

6820

Lưu ý:

Theo luật doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật chuyên ngành. Do vậy, có những ngành nghề doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh nhưng không được mã hóa trong hệ thống ngành nghề của Chính phủ, trường hợp này doanh nghiệp cần lưu ý:

– Ghi chi tiết quy định pháp luật điều chỉnh nội dung liên quan đến ngành nghề kinh doanh.

– Trường hợp ngành nghề không có văn bản pháp luật thực tế điều chỉnh doanh nghiệp cần làm công văn giải trình với Phòng đăng ký kinh doanh về thực tiễn tồn tại ngành nghề kinh doanh để cơ quan này được rõ.

Doanh nghiệp tham khảo ngành và mã ngành tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTG ngày 06/07/2018 của Thủ tướng chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

Các dịch vụ của Phamlaw:

th tc gii th doanh nghip

dch v gii th công ty

–  th tc thành lp công ty

5/5 - (1 bình chọn)