Điều kiện và các bước thành lập doanh nghiệp

Điều kiện và các bước thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020

Thành lập doanh nghiệp có thể hiểu là quá trình đầu tiên để tổ chức hoặc cá nhân có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình một cách hợp pháp. Doanh nghiệp được khái niệm là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Dieu Kien Va Cac Buoc Thanh Lap Doanh Nghiep
Điều kiện và các bước thành lập doanh nghiệp

I/Các điều kiện thành lập công ty/doanh nghiệp bao gồm :

1. Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, nguyên tắc tất cả các cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt nam trừ những trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật.

Trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp có thể kể đến:

  • Nhóm các cá nhân làm việc trong lĩnh vực nhà nước hoặc an ninh, quốc phòng như cán bộ, công chức, viên chức,..
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị của mình.
  • Nhóm các đối tượng bị cấm liên quan đến yếu tố năng lực hành vi
  • Các đối tượng bị cấm khác theo quy định của pháp luật. ( ví dụ: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự,…)

2. Điều kiện về đối tượng kinh doanh:

Đối với chủ doanh nghiệp là công dân nước việt nam hoặc người nước ngoài định cư tại việt nam :

 – Các doanh nghiệp .

 – Các cơ quan , tổ chức , cá nhân có nhu cầu thành lập công ty .

Đối với thương nhân nước ngoài có quốc tịch là các nước thành viên WTO

– Thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam.

– Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.

– Doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.

3. Điều kiện về tên doanh nghiệp:

Tên doanh nghiệp phải đảm bảo các yếu tố :

– Loại hình doanh nghiệp bao gồm : Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân (Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020).

– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng việt.

– Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Lưu ý các điều cấm trong việc đặt tên của một doanh nghiệp :

– Đặt tên trùng hoặc cố tình gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

– Sử dụng từ ngữ vi phạm truyền thống , văn hóa , thuần phong mĩ tục của việt nam.

– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

4. Điều kiện về ngành nghề khi đăng ký:

Về nguyên tắc chung, theo khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư năm 2020 các cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề và lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Trên cơ sở đó, các ngành, nghề kinh doanh bị cấm,  ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề được tự do kinh doanh.

  • Đối với 1 số ngành nghề, kinh doanh bị cấm: Ví dụ đối với ngành nghề kinh doanh bị cấm ở đây là: Kinh doanh mại dâm; Kinh doanh các chất ma túy; Hoạt động kinh doanh liên quan dến sinh sản vô tính trên người,…
  • Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc hoạt động đầu tư kinh doanh sau khi đã thành lập doanh nghiệp đó phải đáp ứng điều kiện nhất định: Ví dụ: Hoạt động kinh doanh khách sạn phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy…; Kinh doanh nhà hàng ăn uống phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm..v..v…
  • Lưu ý: Danh sách các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế- xã hội và quan niệm của nhà lãnh đạo. Nên khi những yếu tố này, đặc biệt là điều kiện kinh tế- xã hội thay đổi, các quy định cấm hoặc hạn chế kinh doanh cũng sẽ thay đổi theo.

5. Điều kiện về địa điểm kinh doanh

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)

6. Điều kiện về vốn điều lệ, vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp

Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty. Khác với Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề.

Với những ngành, nghề không yêu cầu thì vốn của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự quyết định và đăng ký khi thành lập công ty. Tuy nhiên doanh nghiệp cần lưu ý: Thời hạn góp vốn được quy định trong Luật doanh nghiệp 2020 có sự thay đổi so với Luật doanh nghiệp cũ là: Các doanh nghiệp đều phải góp đủ vốn đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ khi thành lập. Và chế tài xử phạt kèm theo cũng quy định: Doanh nghiệp không góp đủ thì vốn mặc định giảm xuống đến mức đã góp, cổ đông/thành viên nào không góp thì không còn là thành viên/cổ đông của công ty và công ty phải điều chỉnh vốn cũng như loại hình tương ứng

Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

7. Điều kiện về con dấu:

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức và số lượng con dấu nhưng phải đảm bảo những thông tin sau :

– Về tên doanh nghiệp

– Về mã số doanh nghiệp

Trước khi sử dụng con dấu cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để đăng tải công khai lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Việc đăng tải con dấu được thực hiện ngay sau khi đã thực hiện xong thủ tục thành lập doanh nghiệp.

II/ Các bước thành lập doanh nghiệp

Bước 1. Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bản scan qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ. Nếu hợp lệ sẽ ra thông báo trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Bước 3: Người thành lập công ty hoặc người được uỷ quyền trực tiếp mang hồ sơ gốc lên nộp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư tỉnh thành phố.

Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh thẩm tra lại hồ sơ rồi mới quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Người thành lập công ty hoặc người được uỷ quyền nhận kết quả.

Bước 6: Công bố thông tin doanh nghiệp và thực hiện khắc dấu.

Bước 7: Công bố mẫu dấu và thực hiện các công việc khác như: Mở tài khoản ngân hàng, khai lệ phí môn bài, setup hồ sơ thuế ban đầu.

Lưu ý: Theo hướng dẫn trên, quý khách hàng có thể thành lập doanh nghiệp trong 5- 8 ngày làm việc. Tuy nhiên, đối với những khách hàng chưa có kinh nghiệm làm thành lập doanh nghiệp, thời gian có thể thành lập doanh nghiệp có thể nhiều hơn ( ví dụ: hồ sơ sai, trả hồ sơ về, chưa biết cách đăng tải hồ sơ trên cổng thông tin điện tử…). Để hỗ trợ quý khách hàng tối đa, Phamlaw hỗ trợ dịch vụ hướng dẫn đăng ký thành lập doanh nghiệp qua tổng đài 1900 6284; Hỗ trợ trực tiếp tiến hành thực hiện dịch vụ qua ủy quyền.

Trên đây là tư vấn của công ty TNHH tư vấn PhamLaw về Điều kiện và thủ tục khi đăng kí, thành lập doanh nghiệp. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn doanh nghiệp và hợp đồng 1900 6284 của PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ: soạn thảo hợp đồng, rà soát hợp đồng, tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng,… Quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866; 091 611 0508 chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

>> Có thể bạn quan tâm:-

 

5/5 - (1 bình chọn)