Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân
Tư vấn giải thể hàng đầu Việt Nam
Quy trình và thủ tục giải thể doanh nghiệp (GTDN) tư nhân:
Giải thể là hiện tượng tồn tại một cách khách quan trong nền kinh tế thị trường. Khi sự cạnh tranh giữa các chủ thể diễn ra ngày càng gay gắt thì giải thể cũng ngày càng phổ biến và phức tạp hơn. Xét về một khía cạnh nào đó, giải thể là một hiện tượng bình thường, thậm chí còn là cần thiết cho việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vậy thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân gồm những gì? Kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Phamlaw chúng tôi.
1. Giải thể doanh nghiệp tư nhân là gì?
Giải thể doanh nghiệp tư nhân được hiểu là việc chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp tư nhân. Việc giải thể doanh nghiệp tư nhân không chỉ làm phát sinh quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp mà còn là quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác, bao gồm bạn hàng, đối tác, người lao động trong doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước.
2. Các trường hợp được giải thể doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình thuộc doanh nghiệp Việt Nam, theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân có thể giải thể trong trường hợp:
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ doanh nghiệp mà không có quyết định gia hạn;
– Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân;;
– Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác (*)
Bên cạnh đó, doanh nghiệp tư nhân chỉ được giải thể nếu đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác bằng toàn bộ tài sản của mình kể cả tài sản không bỏ vào kinh doanh và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm (*) cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Như vậy, khi đáp ứng được những yêu cầu trên, doanh nghiệp tư nhân có thể làm thủ tục giải thể.
3. Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân
1 | Thành phần hồ sơ | Thành phần hồ sơ theo Điều 70 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, bao gồm: – Gửi thông báo về việc giải thể doanh nghiệp tư nhân đến Phòng đăng ký kinh doanh; – Nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân về việc giải thể doanh nghiệp; – Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội; – Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết; – Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản (trường hợp chưa mở tài khoản tại Ngân hàng, thì có văn cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào); – Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định; – Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế); – Doanh nghiệp tư nhân nếu sử dụng con dấu do cơ quan Công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an theo quy định khi làm thủ tục giải thể; – Bản gốc Giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN (đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2000 phải nộp thêm Giấy phép thành lập doanh nghiệp); – Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động. – Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, văn phòng đại diện. Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
2 | Trình tự thực hiện | Bước 1: nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (Bộ phận một cửa) và nhận giấy hẹn trả kết quả tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư. Bước 2: Sở KH&ĐT: Phòng ĐKKD nhận hồ sơ từ Bộ phận một cửa thụ lý hồ sơ, sau đó chuyển lại kết quả giải quyết cho bộ phận một cửa. Bước 3: Doanh nghiệp tư nhân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận một cửa. Nếu hồ sơ không hợp lệ: kết quả là Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi hồ sơ, công dân nộp lại hồ sơ tại bộ phận một cửa và thực hiện theo trình tự như lần nộp đầu tiên. |
3 | Cách thức thực hiện | Nộp hồ sơ trực tiếp tại các Bộ phận một cửa của Sở KH&ĐT tương ứng theo địa bàn của các quận/huyện nơi đăng ký doanh nghiệp. |
4 | Thời hạn giải quyết | 05 ngày làm việc |
5 | Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có). c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận một cửa (Văn phòng Sở), Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT Hà Nội. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…). |
6 | Kết quả giải quyết thủ tục giải thể | Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể, gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc. |
7 | Lệ phí | Miễn lệ phí giải thể doanh nghiệp tư nhân (theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 47/2019/TT-BTC). |
8 | Yêu cầu khác trong giải thể | Khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người đến nhận kết quả phải xuất trình bản gốc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (còn hiệu lực) để đối chiếu. Nếu không phải chủ doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì phải có giấy giới thiệu hoặc văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật của chủ doanh nghiệp tư nhân. |
9 | Thông tin hỗ trợ thực hiện giải thể | Tra cứu, hướng dẫn thực hiện thủ tục giải thể: + Tại các trụ sở của Bộ phận một cửa của Sở KH&ĐT Hà Nội. + Trên Website của Sở KH&ĐT tỉnh nơi doanh nghiệp tư nhân đăng ký doanh nghiệp. |
Trên đây là bài viết về Tư vấn giải thể hàng đầu Việt Nam? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.
Tư vấn giải thể hàng đầu Việt Nam – Luật Phamlaw
Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết:
Hỗ trợ tư vấn GTDN miễn phí và trọn gói