Ban kiểm soát trong Doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp mới

Ban kiểm soát trong Doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp mới

Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thay thế Luật Doanh nghiệp năm 2014 có nhiếu bổ sung đáng kể đến đối với doanh nghiệp nhà nước. Điều này làm cho doanh nghiệp nhà nước thay đổi hoàn toàn từ hình thức đến nội dung. Hình thức ở đây là loại hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước có thể là Công ty TNHH một thành viên hoặc Công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần. Nội dung được nói đến ở đây là cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước. Điểm quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước có thể nói đến là sự có mặt của ban kiểm soát.  Để làm rõ vấn đề này, Luật Phamlaw giới thiệu tới quý khách hàng quan điểm sau đây:

1. Bản chất sự có mặt của Ban kiểm soát trong doanh nghiệp nhà nước

Khoản 1 Điều 102 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban kiểm soát gồm 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ. Có thể thấy trong doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp 2014 có thể có hoặc không có Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức quản lý của mình.

Ban Kiem Soat Trong Doanh Nghiep Nha Nuoc Theo Luat Doanh Nghiep Moi
Ban kiểm soát trong Doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp mới

Đến Luật Doanh nghiệp 2020, như đã nói ở trên doanh nghiệp nhà nước đã có sự thay đổi hoàn toàn trong hình thức và nội dung. Khoản 1 Điều 103 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.

Theo đó có thể thấy, đến Luật Doanh nghiệp 2020 trong cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

2. Quyền, nghĩa vụ của Ban kiểm soát

Quyền của Ban kiểm soát được quy định cụ thể tại Điều 105 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cụ thể bao gồm:

– Tham gia các cuộc họp Hội đồng thành viên, các cuộc tham vấn, trao đổi chính thức và không chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên; chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc về kế hoạch, dự án, chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong quản lý, điều hành công ty.

– Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và tài liệu khác của công ty; kiểm tra công việc quản lý, điều hành của Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

– Yêu cầu Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác báo cáo, cung cấp thông tin trong phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty.

– Yêu cầu người quản lý công ty báo cáo về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của công ty con khi xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

– Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán để tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban kiểm soát thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.

Nghĩa vụ của Ban kiểm soát được quy định tại Điều 104 Luật Doanh nghiệp năm 2020 bao gồm:

– Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh.

– Giám sát, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của công ty.

– Giám sát và đánh giá việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

– Giám sát, đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo, quy chế quản trị nội bộ khác của công ty.

– Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ sách kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan.

– Giám sát hợp đồng, giao dịch của công ty với các bên có liên quan.

– Giám sát thực hiện dự án đầu tư lớn; hợp đồng, giao dịch mua, bán; hợp đồng, giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn; hợp đồng, giao dịch kinh doanh bất thường của công ty.

– Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 104 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên.

– Thực hiện nghĩa vụ khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu, quy định tại Điều lệ công ty.

– Quyền khác quy định tại Điều lệ công ty.

Về cơ bản, các quy định về quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 giống với Luật Doanh nghiệp năm 2014.

3. Chế độ làm việc của Ban kiểm soát

Điều 106 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

Trưởng Ban kiểm soát xây dựng kế hoạch công tác hằng tháng, hằng quý và hằng năm của Ban kiểm soát; phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho từng Kiểm soát viên.

Kiểm soát viên chủ động và độc lập thực hiện nhiệm vụ và công việc được phân công; đề xuất, kiến nghị thực hiện nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch, ngoài phạm vi được phân công khi xét thấy cần thiết.

Ban kiểm soát họp ít nhất mỗi tháng một lần để rà soát, đánh giá, thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu; thảo luận và thông qua kế hoạch hoạt động tiếp theo của Ban kiểm soát.

Quyết định của Ban kiểm soát được thông qua khi có đa số thành viên dự họp tán thành. Các ý kiến khác với nội dung quyết định đã được thông qua phải được ghi chép đầy đủ, chính xác và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Về phần chế độ làm việc này, Luật Doanh nghiệp năm 2020 gần như kế thừa hoàn toàn tinh thần của Luật năm 2014, chỉ khác rằng Luật năm 2020 có bỏ đi một yêu cầu đối với trưởng ban kiểm soát và các thành viên khác, cụ thể “Trưởng Ban kiểm soát làm việc chuyên trách tại công ty; các thành viên khác có thể tham gia Ban kiểm soát của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu”.

Xem thêm: >>> Doanh nghiệp nhà nước theo quy định Luật Doanh nghiệp năm 2020

———————

Phòng tư vấn Luật Doanh nghiệp Phamlaw – Tổng đài tư vấn 1900

2.3/5 - (3 bình chọn)