Xin luật sư cho tôi hỏi, người nước ngoài có được thành lập bệnh viện tại việt nam hay không? Được biết, ông A là bác sĩ nước ngoài. Theo Luật khám chữa bệnh chỉ có Quy định điều kiện thành lập cơ sở khám chữa bệnh. Và, quy định về người nước nào như thế nào mới được khám chữa bệnh hay thành lập cơ sở? Có quy định nào cụ thể hơn về người nước ngoài có thể thành lập bệnh viện Không? Mong được các Luật sư, các bạn tư vấn.
Trân trọng cám ơn.
Chào bạn
Với câu hỏi của bạn tôi xin được giải đáp như sau
Việt Nam khi gia nhập WTO, đã đưa ra cam kết với nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dịch vụ bệnh viên, dịch vụ nha khoa và khám bệnh dưới các hình thức như: thành lập bệnh viện có 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Điều kiện:
– Vốn đầu tư tối thiểu cho một bệnh viện là 20 triệu đô la My
– Hình thức tổ chức và điều kiện hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh được cụ thể tại chương IV luật khám chữa bệnh năm 2009, cụ thể:
1. Điêu kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Điều 42 luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009)
a. Đáp ứng các quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bênh,do bộ trưởng y tế ban hành
b. Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn
c. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.
Trường hợp đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia đình thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề.
2. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Điều 46, Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
b) Bản sao quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
c) Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn và danh sách ghi rõ họ tên, số chứng chỉ, phạm vi hoạt động chuyên môn của từng người hành nghề đối với bệnh viện; bản sao chứng chỉ hành nghề của từng người hành nghề đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
d) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ nhân sự;
đ) Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 43 của Luật này;
e) Đối với bệnh viện, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này còn phải có Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án hoạt động ban đầu
3. Thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Điều 47 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009)
1. Thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động quy định tại Điều 46 của Luật này được nộp cho Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng hoặc Sở Y tế;
b) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động; nếu không cấp hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp lại giấy phép hoạt động; nếu không cấp lại giấy phép hoạt động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc tổ chức thẩm định, thành phần thẩm định, thủ tục thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép hoạt động.
Trên đây là ý kiến chúng tôi về vấn đề của bạn, nếu còn vướng mặc bạn có thể liên hệ trực tiếp với Phamlaw để được hỗ tư vấn. Chúng tôi rất sẵn sàng được giúp đỡ bạn./.
Trân trọng./.