Thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế để giải thể doanh nghiệp

Thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế để giải thể doanh nghiệp

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, kính mong được Quý luật sư giúp đỡ trong vấn đề sau: Công ty tôi thành lập từ 01/2019, mặc dù hoạt động kinh doanh tương đối tốt nhưng do có một số lí do cá nhân nên chúng tôi quyết định ngừng hoạt động và hiện tại đang tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. Qua các bài viết tư vấn của Quý luật sư trên website Phamlaw.com, tôi hiểu là để giải thể doanh nghiệp thì trước tiên cần phải là thủ tục chấm dứt mã số thuế tại Chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Tôi nghe nói đây là thủ tục phức tạp nhất trong những thủ tục cần thực hiện để giải thể doanh nghiệp. Vì vậy Quý luật sư có thể tư vấn giúp tôi về thủ tục này không, tôi xin chân thành cảm ơn!

(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn thủ tục hành chính doanh nghiệp của Phamlaw)

Thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế để giải thể doanh nghiệp
Thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế để giải thể doanh nghiệp

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế để giải thể doanh nghiệp

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã gửi câu hỏi đến Bộ phận tư vấn thủ tục hành chính doanh nghiệp của Phamlaw. Về vướng mắc của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Nguyên nhân dẫn đến giải thể doanh nghiệp rất đa dạng, có thể xuất phát từ thu lợi nhuận không cao, công ty kinh doanh thua lỗ hoặc doanh nghiệp có thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do vi phạm pháp luật, mâu thuẫn nội bộ doanh nghiệp dẫn đến các chủ doanh nghiệp tự quyết định giải thể doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù giải thể với lý do gì thì doanh nghiệp chỉ được phép giải thể khi doanh nghiệp đó bảo đảm và thực sự thanh toán hết các khoản nợ và thanh lý hết mọi hợp đồng đã ký kết. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp giải thể trước khi tiến hành chấm dứt sự tồn tại của mình trên thị trường, phải hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ phát sinh đối với người lao động, thuế, bảo hiểm xã hội và các khoản nợ phát sinh từ giao dịch với bên thứ ba.

Thủ tục giải thể là một thủ tục khá phức tạp do việc phải thực hiện nhiều công đoạn với các cơ quan Nhà nước cũng như kéo theo đó là phải chuẩn bị nhiều giấy tờ, văn bản trong các hồ sơ. Trong các công đoạn này thì thủ tục xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế là thủ tục gặp nhiều khó khăn nhất trên thực tế. Vì vậy để hỗ trợ Quý khách thực hiện thủ tục này một cách dễ dàng, nhanh chóng nhất, Phamlaw xin được tư vấn cho Quý khách về hồ sơ hợp lệ cần chuẩn bị. Vì trong câu hỏi của Quý khách chưa rõ thông tin về loại hình doanh nghiệp của Quý khách, cũng như thông tin về hóa đơn nên chúng tôi xin được chỉ ra hồ sơ cần chuẩn bị cho từng loại hình doanh nghiệp để chấm dứt hiệu lực mã số thuế để giải thể doanh nghiệp.

1. Hồ sơ đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Với thủ tục xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế, doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cần chuẩn bị hồ sơ gồm các văn bản, giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính;
  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc giải thể doanh nghiệp.

Lưu ý Quyết định này phải có đầy đủ các thông tin sau:

  • Tên người nộp thuế;
  • Địa chỉ trụ sở chính;
  • Mã số thuế;
  • Lý do giải thể doanh nghiệp)
  • Cam kết không nợ thuế của doanh nghiệp;
  • Bản photo Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.

2. Hồ sơ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty hợp danh

Tương tự như doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty hợp danh cũng phải nộp hồ sơ xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế gồm các văn bản, giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính;
  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Quyết định về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Cam kết không nợ thuế của doanh nghiệp;
  • Bản photo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Ngoài ra, với hai loại hình doanh nghiệp này thì cần có trong hồ sơ biên bản họp của Hội đồng thành viên. Theo quy định của pháp luật, biên bản này phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham dự cuộc họp.

3. Hồ sơ đối với công ty cổ phần để  tiến hành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế để giải thể doanh nghiệp

Cũng giống như các loại hình trên, công ty cổ phần muốn được chấm dứt hiệu lực mã số thuế cần chuẩn bị hồ sơ gồm các thành phần:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính;
  • Thông báo về việc giải thể; quyết định về việc giải thể; cam kết không nợ thuế và bản photo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, đối với loại hình công ty cổ phần thì trong hồ sơ cần bổ sung biên bản họp của Hội đồng quản trị (gồm có chữ ký của các cổ đông tham dự cuộc họp).

*Quyết toán thuế

Sau khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp cần thực hiện quyết toán thuế, hiện nay các tờ khai cần nộp để thực hiện quyết toán thuế đều bắt buộc phải nộp qua chữ ký số.

1. Quyết toán thuế đối với doanh nghiệp chưa phát hành hóa đơn

Đối với các doanh nghiệp chưa phát hành hóa đơn, doanh nghiệp cần có kế toán cho chuyên môn nghiệp vụ để lập tờ khai và nộp qua chữ ký số các tờ khai sau:

  • Tờ khai thuế theo quý hoặc theo tháng;
  • Quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Báo cáo tài chính.

Sau khi nộp đầy đủ các tờ khai trên, cán bộ chuyên viên thuộc chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở mới có thể tiến hành xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp.

2. Quyết toán thuế đối với doanh nghiệp đã hóa đơn

Tương tự như ở trên, các doanh nghiệp đã phát hành hóa đơn trước hết cũng cần nộp các tờ khai sau qua chữ ký số:

  • Tờ khai thuế theo quý hoặc theo tháng;
  • Quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Báo cáo tài chính.

Cùng với các tờ khai trên, doanh nghiệp đã phát hóa đơn cũng cần nộp Thông báo hủy hóa đơn qua chữ ký số. Tất cả những tờ khia này cần có kế toán có nghiệp vụ chuyên môn để lập tờ khai và nộp. Sau khi hoàn tất việc nộp các tờ khai, cán bộ chuyên viên tại Chi cục thuế sẽ tiến hành xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Phamlaw về những giấy tờ, văn bản cần chuẩn bị cho Thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế để giải thể doanh nghiệp tại cơ quan thuế. Như đã đề cập ở trên, vì đây là công đoạn gặp khá nhiều vướng mắc trong thực tế của thủ tục giải thể doanh nghiệp vì có liên quan đến nghiệp vụ kế toán, nên trong trường hợp Quý khách gặp khó khăn khi thực hiện hay không có kế toán để xử lý thì Quý khách có thể tìm đến sự hỗ trợ của Phamlaw. Nếu Quý khách còn vướng mắc hay muốn hiểu rõ thêm về thủ tục chấm dứt mã số thuế để giải thể doanh nghiệp; thủ tục tạm ngừng; thủ tục giải thể trọn gói xin vui lòng liên hệ với Bộ phận tư vấn thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 1900. Để sử dụng những dịch vụ trên, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ.

———————-

Phòng thủ tục hành chính doanh nghiệp – Phamlaw

> Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)