Hoạt động cho vay đặc biệt của Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Thông tư gồm 3 Chương, 28 Điều, 7 Phụ lục thay thế Thông tư số 01/2018/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Thông tư quy định về các trường hợp cho vay đặc biệt, nguyên tắc cho vay đặc biệt, mục đích sử dụng khoản vay đặc biệt, số tiền, thời hạn, lãi suất, tài sản bảo đảm khoản vay đặc biệt, trả nợ vay đặc biệt, trình tự xem xét cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và trách nhiệm của các đơn vị liên quan. Để hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay đặc biệt của ngân hàng nhà nước, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Thông tư 08/2021/TT-NHNN
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Các trường hợp cho vay đặc biệt
Theo quy định tại điều 4 Thông tư 08/2021/TT-NHNN, các trường hợp cho vay đặc biệt:
Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt để hỗ trợ khi có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống. Ngân hàng Nhà nước cho vay cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với các trường hợp bao gồm:
- Hỗ trợ phục hồi đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô theo phương án phục hồi đã được phê duyệt;
- Hỗ trợ phục hồi đối với ngân hàng thương mại theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt; Ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực; Ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực sau chuyển nhượng theo phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt. Ngoài ra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã, các tổ chức tín dụng cũng cho vay đối với tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt trong một số trường hợp.
2. Nguyên tắc cho vay đặc biệt
Theo quy định tại điều 5 Thông tư 08/2021/TT-NHNN:
– Thông tư quy định việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0% do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Số tiền cho vay, mục đích sử dụng, tài sản bảo đảm, lãi suất, thời hạn cho vay, việc trả nợ, miễn, giảm tiền lãi, xử lý đối với khoản cho vay đặc biệt như gia hạn, lãi suất đối với nợ gốc quá hạn được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt.
– Đồng tiền cho vay đặc biệt là đồng Việt Nam. Nguồn tiền cho vay đặc biệt của NHNN là từ thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền. Nguồn tiền cho vay đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ. Nguồn tiền cho vay đặc biệt của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là từ Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
– Việc nhận, xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định tại Thông tư 08/2021/TT-NHNN và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
3. Điều kiện cho vay đặc biệt
Thứ nhất, về chủ thể:
Bên đi vay đặc biệt (sau đây gọi là bên đi vay) là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt vay đặc biệt tại Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng khác.
Bên cho vay đặc biệt (sau đây gọi là bên cho vay) là Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Thứ hai, đối tượng được vay
Ngân hàng Nhà nước cho vay cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với các trường hợp bao gồm: Hỗ trợ phục hồi đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô theo phương án phục hồi đã được phê duyệt; Hỗ trợ phục hồi đối với ngân hàng thương mại theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt; Ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực; Ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực sau chuyển nhượng theo phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt.
Thứ ba, mục đích sử dụng khoản vay đặc biệt
Bên đi vay chỉ được sử dụng khoản vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 08/2021/TT-NHNN để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại bên đi vay; việc sử dụng khoản vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của đối tượng khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
4. Trình tự, thủ tục cho vay đặc biệt
Phần lớn quy trình cho vay tại các ngân hàng đều có những bước chung:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Thông thường các nhân viên ngân hàng sẽ đặt câu hỏi với khách hàng xoay quanh: mục đích vay, số tiền cần vay là bao nhiêu, thời gian vay trong bao lâu, tài sản đảm bảo là gì (nếu vay thế chấp), thu nhập trung bình hàng tháng bao nhiêu, nguồn thu nhập có ổn định không, các nguồn thu nhập chính…
– Sau khi khảo sát, nhân viên ngân hàng sẽ xem xét từng khoản vay và hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ đầy đủ đảm bảo điều kiện vay vốn ngân hàng đó.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cho vay
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng, ngân hàng tiến hành xác nhận thông tin và thẩm định lại hồ sơ. Mỗi ngân hàng sẽ có quy chế thẩm định riêng với mục đích là hạn chế rủi ro, tăng khả năng hoàn vốn vay.
– Nếu khách hàng càng cung cấp đầy đủ giấy tờ được yêu cầu, ngân hàng sẽ thẩm định nhanh, cơ hội được duyệt cho vay càng cao.
Bước 3: Phê duyệt khoản vay
Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn, nhân viên lập các đề xuất tín dụng và gửi lên các cấp có thẩm quyền để xin phê duyệt khoản vay. Sau đó nhân viên ngân hàng sẽ gửi thông báo đến khách hàng về khoản vay được duyệt.
Bước 4: Giải ngân
Nếu hồ sơ được duyệt, khách hành ký hợp đồng và ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân (cung cấp khoản tiền mà khách hàng được vay theo đúng hợp đồng). Khách hàng có thể nhận trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Thủ tục vay ngân hàng thường được thực hiện và hoàn tất trong 1 – 3 ngày. Tuy nhiên, đối với các khoản vay phức tạp, thời gian này có thể kéo dài đến 1 tuần.
Tuy nhiên, trình tự, thủ tục về hoạt động cho vay đặc biệt tại ngân hàng, có một số điểm lưu ý sau:
Thứ nhất, về thời hạn cho vay đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định nhưng dưới 12 tháng.
Thứ hai, về lãi suất, đối với trường hợp cho vay hỗ trợ các tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt khi có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống, lãi suất bằng lãi suất tái cấp vốn trong từng thời kỳ, lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn, không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả. Đối với các khoản vay lãi suất ưu đãi đến 0%, mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quyết định; lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn và không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả. (Điểu 10, 11 Thông tư 08/2021/TT-NHNN)
Thứ ba, Về việc gia hạn khoản vay, Ngân hàng Nhà nước xem xét việc gia hạn khoản cho vay đặc biệt trên cơ sở tình hình khả năng chi trả của tổ chức tín dụng hoặc chủ trương cơ cấu lại, phương phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng. Thời gian gia hạn mỗi lần dưới 12 tháng. Khi khoản vay đặc biệt đến hạn, tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt đi vay phải trả hết nợ gốc, lãi vay đặc biệt cho bên cho vay. Bên đi vay có thể trả nợ vay đặc biệt trước hạn.
Đối với khoản cho vay đặc biệt bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích, Ngân hàng Nhà nước sẽ thu hồi nợ trước hạn. Bên đi vay phải trả nợ cho bên cho vay trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo vi phạm. Nợ gốc sử dụng không đúng mục đích chịu lãi suất bằng 130% lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ. Trường hợp khoản vay không được gia hạn và bên đi vay không trả được nợ, Ngân hàng Nhà nước chuyển dư nợ sang theo dõi quá hạn, trích tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước để thu hồi nợ, yêu cầu bên đi vay chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm và xử lý các tài sản này để thu hồi nợ…
Trên đây tư vấn của Phamlaw đối với hoạt động cho vay đặc biệt của ngân hàng nhà nước, nếu có những thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp tư vấn pháp luật đất đai, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm: