Phải chịu trách nhiệm gì khi “vô ý làm chết người”?

Tóm tắt câu hỏi: Phải chịu trách nhiệm gì khi vô ý làm chết người?

Xin chào luật sư, tôi có một vấn đề xin được tham khảo ý kiến của luật sư như sau: Ông A sinh sống cùng làng với tôi. Ông có hành vi đào đất ở ruộng để đem đi bán và tạo thành một hố đất sâu. Đúng mùa mưa nên mưa lũ ngập hố đất. Tôi cùng nhiều người đã cảnh báo với ông A rất nhiều lần, nếu cứ để hố đất chứa nước như thế, không lấp đất lại hoặc có rào chắn sẽ gây nguy hiểm. Tuy nhiên ông A không nghe, và để mặc hố đất như vậy. Hậu quả xảy ra cháu tôi hiện nay 7 tuổi, cùng với một cháu khác 6 tuổi bị ngã xuống không ai biết nên chết đuối. Tôi đã nhiều lần trình báo với chính quyền địa phương, cùng các cơ quan chức năng về hành vi này của ông A, mong muốn ông A phải chịu trách nhiệm về hành vi gây ra theo đúng pháp luật. Luật sư có thể tư vấn giúp tôi xem ông A phải chịu những trách nhiệm như thế nào đối với hành vi của mình theo quy định hiện nay?

Luật sư tư vấn:

Xin chào bác! Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Phạm Law. Về câu hỏi của bác công ty Luật Phạm Law xin tư vấn và hướng dẫn bác như sau:

Phải chịu trách nhiêm gì khi vô ý làm chết người?
Phải chịu trách nhiêm gì khi vô ý làm chết người?
  1. Căn cứ pháp luật

– Bộ Luật dân sự 2015

– Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

  • Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
  1. Trách nhiệm ông A phải gánh chịu
  2. Trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

  • Căn cứ pháp lý:

Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015: “1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” Hành vi đào hố lấy đất ruộng đã xâm hại đến tính mạng của 02 người. Vậy nên họ phải bồi thường thiệt hại cho gia đình 02 người đó vì hành vi đã gây ra.

Điều 591 BLDS 2015 quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:

“1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định

Vậy nên, gia đình nạn nhân có quyền yêu cầu người gây ra cái chết bồi thường thiệt hại, mức thiệt hại do hai bên thỏa thuận.

Trong trường hợp không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi người có hành vi gây thiệt hại cư trú, để được giải quyết bồi thường ngoài hợp đồng. (Theo Khoản 6 Điều 26 và Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015)

  1. Trách nhiệm hình sự:

Hành vi cấu thành tội Vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017

  1. Mặt khách quan:
  • Hành vi: Thể hiện dưới dạng không hành động: sau khi đào hố lấy đất với độ sâu như vậy, khi nước mưa ngập, ông A phải có những hành động cụ thể nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng của người khác. Mặt khác, chủ thể có hành vi đã nhận được nhiều cảnh báo từ những người xung quanh, nhưng vẫn không hành động
  • Hậu quả: 02 người chết
  • Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: Hành vi đào hố, lấy đất là nguyên nhân dẫn đến việc chết đuổi nước của 02 người
  1. Mặt chủ quan
  • Lỗi vô ý: người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được

+) Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả chết người, đặc biệt là trẻ em.

+) Về ý chí: Người pham tội tuy không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, cho rằng hậu quả không xảy ra. Hậu quả chết người xảy ra nằm ngoài dự tính của họ.

  1. Chủ thể
  • Chủ thể thực hiện hành vi có đủ NLTNHS
  1. Khách thể
  • Đối tượng bị xâm phạm đến: Tính mạng 02 người

Từ những phân tích trên, có thể thấy hành vi đào hố lấy đất cấu thành tội vô ý làm chết người. Khung hình phạt được áp dụng theo khoản 2 Điều 128 BLHS như sau: “Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Phạm Law về câu hỏi Phải chịu trách nhiệm gì khi vô ý làm chết người? Nếu có thắc mắc hoặc vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Phạm Law để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Để hỗ trợ dịch vụ tranh tụng, soạn thảo đơn từ khởi kiện, đơn tố cáo…Quý khách hàng kết nối trực tiếp đến số luật sư 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Bộ phận tư vấn pháp lý chuyên sâu – Công ty luật Phamlaw

 

 

3/5 - (2 bình chọn)