Mẫu giấy ủy quyền phổ biến trong doanh nghiệp

Mẫu giấy ủy quyền phổ biến trong doanh nghiệp theo quy định mới nhật hiện hành

1. Giấy ủy quyền là gì?

Ủy quyền là việc chuyển giao cho người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp. Bên cạnh đó, ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện bên cạnh hình thức đại diện theo pháp luật.

Điều 135 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc xác lập: Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật). Theo đó có thể thấy đại diện theo ủy quyền là việc xác lập ủy quyền từ người được đại diện sang người đại diện.

Mau Giay Uy Quyen Pho Bien Trong Doanh Nghiep
Mẫu giấy ủy quyền phổ biến trong doanh nghiệp

Giấy ủy quyền được nhắc đến tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau như:

Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 có quy định về ủy quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp: Việc ủy quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy ủy quyền. Theo đó Giấy ủy quyền là cơ sở để xác lập quan hệ đại diện giữa tổ chức đại diện và chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp.

Hay trong điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có nói đến Giấy ủy quyền trong thủ tục chứng thực chữ ký: “… Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản”.

Theo đó có thể hiểu, Giấy ủy quyền là văn bản chứa đựng các điều khoản chuyển giao quyền của người được đại diện sang cho người đại diện.

2. Các loại Giấy ủy quyền thông dụng trong công ty, doanh nghiệp

Trong công ty, doanh nghiệp có rất nhiều văn bản xoay quanh về vấn đề ủy quyền thực hiện công việc. Điều đó xuất phát từ tính chất công việc, sự kiện khách quan… của các chủ thể có liên quan. Trong công ty, doanh nghiệp có những loại Giấy ủy quyền thông dụng sau:

2.1 Giấy ủy quyền giữa pháp nhân với pháp nhân – Mẫu giấy ủy quyền phổ biến trong doanh nghiệp

Hiện nay pháp luật công nhận việc pháp nhân đại diện cho pháp nhân, cụ thể tại khoản 1 Điều 141 Luật Thương mại năm 2005: Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm của thương nhân khác để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.

Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp pháp nhân này đại diện theo ủy quyền của pháp nhân khác. Cụ thể: Công ty A có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistic có trụ sở tại Hà Nội. Công ty B cũng có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistic có trụ sở tại Hải Phòng. Công ty A sắp tới có lô hàng quốc tế sẽ cập bễn tại cảng Hải Phòng nên có nhu cầu ủy quyền cho công ty B thực hiện dịch vụ đối với lô hàng này. Công ty A có thể thực hiện Giấy ủy quyền như sau:

Mẫu số 1:

TÊN DOANH NGHIỆP

Số: …/UQ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

 

GIẤY ỦY QUYỀN

Căn cứ Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm 20……., tại………….. chúng tôi gồm có:

  1. BÊN ỦY QUYỀN

Công ty:……………………………………………………….

Mã số thuế:……………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………….

Người đại diện:……………………………………………………….

  1. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

Công ty:……………………………………………………….

Mã số thuế:……………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………….

Người đại diện:……………………………………………………….

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

1. CAM KẾT

– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

BÊN ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

Mẫu số 2:

TÊN DOANH NGHIỆP

Số: …/UQ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

…, ngày… tháng… năm…

GIẤY ỦY QUYỀN

– Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015;

– Căn cứ Luật doanh nghiệp 2014;

– Căn cứ vào Điều lệ hiện hành của Công ty ……………………………………………;

BÊN UỶ QUYỀN:

Công ty:……………………………………………………….

Mã số thuế:……………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………….

Người đại diện:……………………………………………………….

BÊN NHẬN ỦY QUYỀN:

Công ty:……………………………………………………….

Mã số thuế:……………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………….

Người đại diện:……………………………………………………….

Bằng Giấy ủy quyền này Bên nhận uỷ quyền được quyền thay mặt Bên ủy quyền thực hiện các công việc sau:

  1. Được quyền quyết định và ký các văn bản quản lý phục vụ hoạt động của …………..
  2. Được toàn quyền quyết định và ký kết các hợp đồng dịch vụ ………………….………
  3. Được ký kết các hợp đồng chuyển nhượng ……….. cho Công ty sau khi được cấp có thẩm quyền của Công ty chấp thuận.
  4. Được quyền ký các hợp đồng với cộng tác viên phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty……..…theo quy định của Quy chế.

Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến ngày……………..

BÊN ỦY QUYỀN

  (Ký và đóng dấu)

2.2 Giấy ủy quyền giữa công ty với cá nhân- Mẫu giấy ủy quyền phổ biến trong doanh nghiệp

Căn cứ theo khoản 2 Điều 141 của Luật Thương mại năm 2005 công nhận việc ủy quyền giữa pháp nhân và cá nhân. Trường hợp ủy quyền này sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành.

Có thể lấy ví dụ về trường hợp này như sau: Anh A là Giám đốc của Công ty TNHH B, hiện nay anh phải đi công tác nước ngoài mà trong khi đó có hai dự án mới cần anh phê duyệt để xây dựng. Anh A đã lập Giấy ủy quyền để giao cho anh C là Phó Giám đốc Công ty TNHH B thực hiện các dự án này. Anh A có thể xây dựng Giấy ủy quyền theo các mẫu sau đây.

Mẫu số 1:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

GIẤY ỦY QUYỀN

Tôi là:  …………………………………………..………………………

Chức Vụ: Giám Đốc/Tổng giám đốc

Đại diện Pháp luật cho: …………………………………………………..….…………

Địa chỉ: ………………………………………………………………..…………………..

Ủy quyền cho ông/bà……………………………………………………………………

Địa chỉ tại ……………………………………………………………………….………

CMND số: ………………………………………………………………………………

Phạm vi ủy quyền: Được thay mặt tôi tiến hành ……………………… theo đúng quy định  pháp luật hiện hành.

Thời hạn ủy quyền:……………………………………………………………………

Vì vậy, ………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

                                                                                          …., ngày….tháng…..năm……..

                                                                                                        Người ủy quyền

                                                                                                       (ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 2 về các “Mẫu giấy ủy quyền phổ biến trong doanh nghiệp”

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ỦY QUYỀN

Căn cứ Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm 20……., tại………….. chúng tôi gồm có:

  1. BÊN ỦY QUYỀN

Công ty:……………………………………………………………………………………..

Mã số thuế:…………………………………………………………………………………

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………..

Người đại diện:……………………………………………………….…………….

  1. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

Họ tên:……………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………..

Số CMND:… Cấp ngày:…………………………. Nơi cấp:……………………..

Quốc tịch:………………………………………………………………………………….

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

  1. CAM KẾT

– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

BÊN ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

Trên đây là bài giới thiệu của Luật Phamlaw về “Mẫu giấy ủy quyền phổ biến trong doanh nghiệp” mới nhất hiện hành. Quý khách hàng còn vướng mắc hoặc muốn được tư vấn thêm, vui lòng kết nối tổng đài 1900 6284. Để được hỗ trợ các dịch vụ khác, vui lòng kết nối số hotline của Phamlaw. Phamlaw sẵn sàng hỗ trợ 24/7.

Xem thêm:

>>> Những mẫu hợp đồng ủy quyền thông dụng nhất theo quy định mới

—————–

Phòng tư vấn doanh nghiệp – Luật Phamlaw

5/5 - (1 bình chọn)