Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh

Được mệnh danh là thành phố năng động và thân thiện, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học-công nghệ quan trọng của phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, TP. Hồ Chí Minh nằm ngay trung tâm của miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, là đô thị đông dân nhất cũng như giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn, với nhiều khu công nghiệp hiện đại. Đồng thời, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP. Hồ Chí Minh trở thành đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn, bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây…Với các tiềm năng đó, việc thành lập doanh nghiệp tư nhân ở TP. Hồ Chí Minh được coi là điều kiện tất yếu khách quan để phát triển kinh tế.

Khái quát về TP. Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn/năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.

Lĩnh vực nhận được đầu tư nhiều nhất là cơ sở hạ tầng bởi vì Chính phủ đang sẵn sàng đưa thành phố Hồ Chí Minh thành điểm đến phát triển hơn. Ngoài ra, các trạm tàu điện ngầm sắp hoàn thành trong tương lai, sân bay quốc tế Long Thành mới đang được xây dựng và việc tung ra các chuyến xe buýt dưới nước cũng như xây dựng các cây cầu mới sẽ làm giảm sự ùn tắc giao thông và tạo ra các kết nối dễ dàng xung quanh khu vực.

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất với khoảng 10 triệu người và với tốc độ tăng dân số hàng năm ở mức trên 2% vào năm 2015, một trong những nơi có dân số cao nhất trong cả nước. Vào năm 2015, GDP bình quân đầu người của thành phố được đặt ở mức 5.000 USD, nhiều gấp đôi mức trung bình của Việt Nam là 2.100 USD. Sự di cư là một thành phần quan trọng của dân số thành phố, bị ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, với sự ồ ạt của người nước ngoài và kiều bào di chuyển đến thành phố trong nhiều năm qua. Hiện nay có khoảng 60.000 người nước ngoài trong khu vực trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh điều này  tạo ra nhu cầu lớn về bất động sản và nhà ở chất lượng trong khu vực.

Trong giai đoạn 2018-2021, kinh tế thành phố tăng trưởng khá và ổn định, tổng sản phẩm trong nước địa phương (GRDP) tăng bình quân đạt 8,3%/năm. Lực lượng lao động 4,7 triệu người. Tỷ trọng kinh tế thành phố trong kinh tế cả nước tiếp tục tăng, đến năm 2020 chiếm gần 23% GDP cả nước, khẳng định là đầu tàu kinh tế của khu vực và cả nước. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, cơ bản phát triển kinh tế dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, khoa học – công nghệ, thể hiện qua cả 3 chỉ số: 1) Đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng liên tục qua các năm, năm 2020 ước đạt 42%; 2) Năng suất lao động của thành phố năm 2020 đạt 333,6 triệu đồng, đứng đầu cả nước, cao hơn 2,7 lần so với bình quân cả nước; tốc độ tăng năng suất lao động của thành phố bình quân giai đoạn 2018 – 2021 là 6,2%/năm, cao hơn giai đoạn 2011 – 2015 là 4,8%/năm và cao hơn bình quân cả nước giai đoạn 2016 – 2019 là 5,85%/năm.

Với những thế mạnh và nhu cầu ngày càng cao về kinh tế như vậy, thành lập các doanh nghiệp tư nhân là một phần không thể thiếu nhằm thúc đấy sự tăng trưởng kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân tại TP. Hồ Chí Minh

Theo quy định tại điều 188 và điều 189 Luật doanh nghiệp 2020, để thành lập doanh nghiệp tư nhân tại TP. Hồ Chí Minh các nhà đầu tư cần đảm bảo được các điều kiện sau:

Thứ nhất, điều kiện về chủ thể doanh nghiệp

Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 điều 17 của Luật Doanh Nghiệp 2020. Cá nhân phải đủ điều kiện về:

– Cá nhân phải có đầy đủ năng lực hành vi nhân sự.

–  Công dân có Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.

–  Mỗi cá nhân chỉ được quyền lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên công ty hợp danh.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Thứ hai, điều kiện về vốn

Khi thành lập doanh nghiệp các chủ thể cần lưu ý quy định của pháp luật về vốn:

– Đối với ngành nghề kinh doanh pháp luật có quy định về mức vốn pháp định thì khi thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực đó, các chủ thể phải đảm bảo được yêu cầu về vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập doanh nghiệp.

– Đối với những ngành nghề pháp luật không có quy định về mức vốn pháp định thì khi thành lập doanh nghiệp các chủ thể chỉ cần đảm bảo vốn điều lệ của doanh nghiệp khi đăng ký thành lập.

Thứ ba, điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp tư nhân

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở TP. Hồ Chí Minh, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, TP. Hồ Chí Minh; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Thứ tư, điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh là yếu tố được kiểm soát chặt chẽ khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân tại TP. Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân với các ngành nghề không bị cấm kinh doanh.

Luật Đầu tư 2020 quy định về danh mục hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh, bao gồm:

– Các chất ma túy cấm đầu tư kinh doanh (phụ lục I);

– Danh mục hóa chất, khoáng vật cấm (Phụ lục II);

– Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm I (phụ lục III);

– Ngoài ra, Luật đầu tư 2020 còn quy định về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Phụ lục IV).

Thứ năm, điều kiện về tên doanh nghiệp

Việc đặt tên cho doanh nghiệp tư nhân tại TP. Hồ Chí Minh phải tuân thủ quy định cụ thể tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 (Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân + tên riêng) có thể lưu ý những nội dung về đặt tên doanh nghiệp tư nhân tại Điều 37 đến Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020

Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân tại TP. Hồ Chí Minh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định tại điều 19 Luật doanh nghiệp 2020 và điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối doanh nghiệp tư nhân sẽ bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục I-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp)

2. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của của chủ doanh nghiệp tư nhân: Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;

3. Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện: Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định); Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);

4. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nilong cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác);

5. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức:

– Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT TP. Hồ Chí Minh;

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn.

Bước 3: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng ĐKKD hoàn tất kết quả giải quyết và chuyển cho Bộ phận một cửa Phòng ĐKKD để trả kết quả.

Nếu quá thời hạn mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định (khoản 2, 3 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Bước 4: Nhận kết quả

Sau 03-05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, công ty  sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có hai cách để nhận kết quả:

+ Cách thứ nhất, đến trực tiếp Phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch – đầu tư TP. Hồ Chí Minh để nhận kết quả;

+ Cách thứ hai, đăng ký nhận kết quả qua đường bưu điện thông qua Cổng hỗ trợ tiện ích đăng ký doanh nghiệp của Sở kế hoạch – đầu tư.

Trên đây là nội dung tư vấn “Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh”. N ếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

5/5 - (1 bình chọn)