Các điều kiện để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng tại Hà Nội đã có cơ chế mở và thoáng hơn rất nhiều so với những năm trước đây. cụ thể:
> xem thêm Thủ tục sang tên sổ đỏ
1. Quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
a. Trước ngày 11/12/2009, UBND thành phố Hà Nội có ban hành quy định về điều kiện của đối tượng được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Hà Nội là:
– Phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội; hoặc
– Không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội nhưng đã nhận chuyển nhượng nhà ở, có việc làm ổn định tại Hà Nội có xác nhận của đơn vị sử dụng lao động, có đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, liên tục tại Hà Nội từ 3 năm trở lên (tính đến thời điểm xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở)
(Theo Quyết định số 23/2005/QĐ-UB-HN về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 18/02/2005, sau đó được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 213/2005/QĐ-UB bổ sung quy định kèm theo Quyết định 23/2005/QĐ-UB về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 09/12/2005).
b. Từ ngày 11/12/2009 đến nay, quy định trên đã bị bãi bỏ và không còn bất kỳ sự hạn chế nào về điều kiện hộ khẩu đối với đối tượng được nhận quyền sử dụng đất tại Hà Nội. (Theo Quyết định 24/2014/QĐ-UBND của UBND Hà Nội về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tại Hà Nội).
Do đó, dù có hộ khẩu Hà Nam, bạn vẫn có thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Hà Nội.
2. Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013, quy trình sẽ gồm 02 bước:
– Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
– Tiến hành thủ tục sang tên quyền sử dụng đất ở Phòng Tài nguyên Môi trường.
Bạn có thể tham khảo chi tiết thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại đây.
Nếu có vướng mắc, bạn vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu về đất đai của chúng tôi để được hỗ trợ.
Pham Law Tư vấn pháp luật liên quan về đất miễn phí qua tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6258