Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Đất đai từ xưa đến nay, vốn là tài sản quý giá của mỗi con người, nó không chỉ là tư liệu sản xuất tạo ra của cải nuôi sống con người mà đôi khi đó là tài sản mang giá trị tinh thần vô cùng lớn do đó trong nền văn học Việt Nam chúng ta cũng gặp không ít những  câu ca dao, ngữ nói về vấn đề này như  “tấc đất, tấc vàng”; “an cư lạc nghiệp”… Chính vì những giá trị đặc biệt như thế, những tranh chấp đất đai thường diễn ra rất phổ biết, việc giải quyết các tranh chấp này sẽ giúp các bên giải quyết các mẫu thuẫn, qua đó góp đó góp phần ổn định xã hội. Vậy đơn kiện tranh chấp đất đai được quy định như thế nào? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Dịch vụ tranh tụng

1. Tranh chấp đất đai là gì?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 được định nghĩa như sau: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Cũng theo Hiến pháp năm 2013 thì có quy định như sau: “Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Do đó, trong khái niệm tranh chấp đât đai thì chúng ta có thể hiểu như sau: Đối tượng tranh chấp đất đai không phải là quyền sở hữu đất, chủ thể tham gia tranh chấp không phải là chủ thể có quyền sở hữu đối với đất.

Trên thực tế, tranh chấp đất đai không chỉ phố biến mà còn rất đa dạng về nội dung tranh chấp.

2. Đơn kiện tranh chấp đất đai là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, đơn kiện là văn bản, trong đó, đương sự yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền hoặc lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.

Như vậy, đơn kiện tranh chấp đất đai là văn bản, trong đó, đương sự trong quan hệ đất đai tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền hoặc lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.

3. Chủ thể làm đơn kiện tranh chấp đất đai

Nếu không tuân thủ các quy định của pháp luật về chủ thể làm đơn kiện tranh chấp đất đai thì đơn kiện tranh chấp đất đai sẽ không được chấp nhận. Theo đó:

– Đối với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn kiện tranh chấp đất đai.

– Đối với cá nhân là người đủ từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế hành vi dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn kiện tranh chấp đất đai.

– Đối với cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo pháp luật) có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn kiện tranh chấp đất đai.

– Nếu các cá nhân nói trên không biết chữ, không nhìn được, không thể tự làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn kiện tranh chấp đất đai và phải có người làm chứng.

4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

– Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân: Điều 203, Luật Đất đai 2013 quy định:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất do Tòa án nhân dân giải quyết. Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có LURC hoặc các tài liệu khác theo quy định, đương sự có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân của cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án. Bản án của người dân theo quy định của Bộ luật Dân sự.

– Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân: Trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự lựa chọn hình thức giải quyết. Tranh chấp là nộp đơn yêu cầu giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 của Luật Đất đai 2013.

5. Nội dung chính trong đơn kiện tranh chấp đất đai

Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 xác định các nội dung chính trong đơn khởi kiện bao gồm:

1. Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

2. Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

3. Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện.

4. Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ (nếu có)

5. Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện

6. Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

7. Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

8. Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

9. Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

6. Mẫu đơn kiện tranh chấp đất đai

Luật đất đai hiện nay chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai. Tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng sẽ được áp dụng mẫu đơn khởi kiện số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……(1), ngày….. tháng …… năm…….

 

ĐƠN KHỞI KIỆN

                    Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……………………………………

Người khởi kiện: (3)………………………………………………………………………

Địa chỉ: (4) ……………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện: (5)…………………………………………………………………………..

Địa chỉ (6) …………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)…………………………………

Địa chỉ: (8)…………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)……………………………

Địa chỉ: (10) …………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)………………………..

………………………………………………………………………………………………….

Người làm chứng (nếu có) (12)…………………………………………………………..

Địa chỉ: (13) …………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)……………

1………………………………………………………………………………………………..

2………………………………………………………………………………………………..

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) …………………………………………………………………………………………………………

          Người khởi kiện (16)

 

7. Hướng dẫn sử dụng đơn kiện tranh chấp đất đai theo mẫu số 23-DS:

Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).

(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).

(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.

(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).

(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).

(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw đối với bài viết Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

3.2/5 - (18 bình chọn)