Dịch vụ đăng ký sáng chế

Dịch vụ đăng ký sáng chế

Sáng chế là một trong nhữung đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, được Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 định nghĩa như sau: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Vậy nên thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế là vô cùng quan trọng. Nhận thấy điều này, Luật Phamlaw xin giới thiệu sơ lược dịch vụ đăng ký sáng chế khi quý khách hàng lựa chọn dịch vụ bên Luật Phamlaw:

Dich Vu Dang Ky Sang Che
Dịch vụ đăng ký sáng chế

I. Dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế mà Luật Phamlaw thực hiện

Tại phần này, Luật Phamlaw sẽ đưa ra các bước cần thực hiện từ khâu chuẩn bị, đăng ký và nhận Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích:

Bước 1. Đánh giá sơ lược sang chế

Tại bước này, Luật Phamlaw sẽ thực hiện các công việc sau:

– Đánh giá khả năng bảo hộ sáng chế.

– Đánh giá sáng chế có thuộc trường hợp đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế hay không.

Bước 2. Chuẩn bị đơn đăng ký bảo hộ sáng chế

Tại bước này, quý khách hàng cùng Luật Phamlaw sẽ chuẩn bị các loại giấy tờ của đơn đăng ký sáng chế, cụ thể:

– 02 Tờ khai đăng ký sáng chế.

– 02 Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích.

– 02 Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp).

– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có).

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác).

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

 Bước 3. Nộp đơn đăng ký sáng chế

Luật Phamlaw sẽ thay mặt khách hàng nộp đơn đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 4. Thời gian xử lý đơn đăng ký sáng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Luật Phamlaw sẽ thay mặt khách hàng tiếp nhận yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và truyền đạt lại cho khách hàng để cùng giải quyết vấn đề.

Bước 5. Nhận Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích

Luật Phamlaw thay mặt khách hàng nhận Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trao lại cho khách hàng

II. Thời gian đăng ký sáng chế

Ở đây, Luật Phamlaw chú trọng nói đến thời gian làm việc cùng cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký sáng chế:

– Thời gian thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.

– Thời gian công bố đơn đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích:

(i) Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.

(ii) Đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế (sau đây gọi là “đơn PCT”) được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ đã vào giai đoạn quốc gia.

(iii) Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.

– Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế:

Điểm a khoản 2 Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, 2019 quy định thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.

III. Phí đăng ký sáng chế

Theo quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, phí liên quan đến đăng ký sáng chế bao gồm:

– Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng.

– Phí thẩm định hình thức: 180.000 đồng/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập.

– Phí thẩm định hình thức từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 8.000 đồng/01 trang.

– Phí công bố đơn: 120.000 đồng.

– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/hình.

– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000 đồng/01 đơn ưu tiên.

– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 600.000 đồng/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập.

– Phí thẩm định nội dung: 720.000 đồng/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập.

– Phí thẩm định nội dung từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 32.000 đồng/01 trang

IV. Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019.

Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

Nghị định số 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP.

Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP.

Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.

Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Xem thêm: >>> Hướng dẫn nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam

—————————

Phòng thủ tục hành chính – Phamlaw

5/5 - (1 bình chọn)