Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định mới

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định mới

Kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.  Chính vì những đặc điểm đó, kiểu dáng công nghiệp sẽ giúp phân biệt các sản phẩm với nhau, góp phần hỗ trợ người tiêu dùng nhận biết sản phẩm mình muốn và khẳng định thương hiệu của mình. Với ý nghĩa này, không ít các sản phẩm trong thực tế của doanh nghiệp này bị doanh nghiệp khác sử dụng cho sản phẩm của mình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng để trục lợi. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây PHAMLAW xin tư vấn cho Quý khách vềquy trình, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định mới
Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định mới

I. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân cần đáp ứng những điều kiện sau để có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

  • Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật;
  • Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu từ để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;
  • Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước:

Đối với những kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện, vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp thuộc về Nhà nước, Tổ chức, cơ quan được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp;

Đối với kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật) thì quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ thuộc một phần về Nhà nước tương ứng với tỷ lệ phần góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan Nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước sẽ đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp;

Riêng đối với kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan Nhà nước với tổ chức, cá nhân khác nếu không có thỏa thuận thì một phần quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tương ứng với tỷ lệ đóng của tổ chức, cơ quan Nhà nước trong việc hợp tác này, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan Nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp để được cấp bằng độc quyền cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có tính mới;
  • Có tính sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

II. Thành phần hồ sơ:

Để được cấp bằng độc quyền cho kiểu dáng công nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp bằng chuẩn bị hồ sơ có các văn bản, giấy tờ sau:

  • Tờ khai – 02 bản;
  • Bộ ảnh chụp/bản vẽ – 05 bản;
  • Bản mô tả – 01 bộ;
  • Các tài liệu có liên quan;
  • Chứng từ chứng minh đã nộp phí, lệ phí;

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

III. Quy trình thực hiện thủ tục

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ có đầy đủ các thành phần như nêu trên. Sau khi hoàn thành hồ sơ, tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ chuyên viên thuộc Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành kiểm tra việc tính pháp lý về mặt hình thức của hồ sơ. Việc kiểm tra sẽ đưa ra hai kết quả:

Đối với các hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu sẽ ra thông báo chấp nhận đơn cho tổ chức, cá nhân đã nộp đơn

Đối với các hồ sơ không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn

Những hồ sơ hợp lệ đã được cấp thông báo chấp thuận sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Sau khi hồ sơ được chấp thuận hợp lệ về mặt hình thức, đối tượng trong hồ sơ đăng ký sẽ được thẩm định về mặt nội dung. Để thẩm định về mặt nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành các công việc đó là: đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo ba điều kiện bảo hộ đã nêu trên (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Kết quả của công việc thực hiện thẩm định nội dung như sau:

Đối với những đối tượng trong hồ sơ không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết đinh từ chối cấp văn bản bảo hộ;

Đối với những đối tượng trong hồ sơ đáp ứng các yêu cầu về bảo hộ, tổ chức, cá nhân nộp đơn đã hoàn thành nghĩa vụ nộp phí lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Sau khi có quyết định, kiểu dáng công nghiệp sẽ được ghi nhận vào Sở đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

IV. Thời hạn giải quyết:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;
  • Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp thuận đơn hợp lệ;
  • Thẩm định nội dung: 06 tháng từ ngày công bố đơn.
  • Đối tượng thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp: Tổ chức, cá nhân
  • Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp: Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Kết quả của thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
  • Quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
  • Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
  • Lệ phí:
  • Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.
  • Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.
  • Phí thẩm định nội dung: 300.000 đồng.
  • Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
  • Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.
  • Tên mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

V. Căn cứ pháp lý của thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009;

– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

– Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

VI. Công việc PHAMLAW sẽ thực hiện khi Quý khách sử dụng dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đi cùng số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng lên như hiện nay là sự gia tăng của các loại hàng hóa, dịch vụ được cung cấp. Vì vậy để người tiêu dùng có thể phân biệt được các loại sản phẩm cũng như tao sự phân biệt và nâng cao thương hiệu của mỗi nhà cung cấp, cần có sự hiện diện của kiểu dáng công nghiệp. Tổ chức, cá nhân muốn được bảo vệ sản phẩm của mình không bị nhầm lẫn hay cố tình gây sự nhầm lẫn với sản phẩm của doanh nghiệp khác có thể đăng ký bằng độc quyền cho kiểu dáng công nghiệp của mình. Đối với thủ tục này, PHAMLAW là đơn vị với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý am hiểu pháp luật Sở hữu trí tuệ và có kinh nghiệm dày dặn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính có thể giúp Quý khách có được kết quả một cách nhanh chóng nhất. Với dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp của PHAMLAW, chúng tôi sẽ tiến hành cho Quý khách các công việc sau:

  • Tư vấn cho Quý khách những quy định hiện hành của pháp luật về Sở hữu trí tuệ nói chung, sở hữu công nghiệp nói riêng và thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
  • Soạn thảo hồ sơ đầy đủ và hợp lệ phục vụ cho việc thực hiện thủ tục;
  • Đại diện cho Quý khách thực hiện thủ tục tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Thay mặt Quý khách nhận kết quả và bàn giao lại cho Quý khách.

Trên đây là bài tư vấn của PHAMLAW về Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định mới. Nếu Quý khách còn vướng mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính của 1900 PHAMLAW. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866

————————

Bộ phận tư vấn và dịch vụ thủ tục hành chính-Phamlaw

 

 

5/5 - (2 bình chọn)