Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ

Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ

Cùng Phamlaw đi tìm câu trả lời cho việc Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ sao cho hợp lý nhất

Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ
Làm thế nào Giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ ?

Xin các Luật sư giải đáp giúp tôi trường hợp cụ thể của gia đình tôi như sau: Hiện tôi đã sinh sống được gần 10 năm trên diện tích do bố mẹ tôi để lại nhưng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình tôi đã mất từ rất lâu từ khi bố mẹ tôi vẫn còn sống, đến nay tôi vẫn chưa xin cấp lại được. Đầu tháng 01/2017, anh trai tôi từ miền nam về có ý định đòi lại diện tích đất tôi đang ở để làm nhà và lập gia đình, tôi không đồng ý với với đề nghị của anh trai tôi vì đây là diện tích đất duy nhất của gia đình tôi, cả tôi và vợ con đều đang sinh sống trên diện tích đất này, có thực hiện đầy đủ các khoản đóng góp, yêu cầu của nhà nước. Anh tôi có nộp đơn lên xã yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nhưng xã tôi họ không chấp nhận giải quyết vì không có giấy tờ và yêu cầu về hai bên tự giải quyết hoặc nộp đơn lên Tòa án.

Vậy Luật sư có thể cho tôi biết việc UBND xã tôi giải quyết như vậy là đúng hay sai? Việc giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Dịch vụ tranh tụng

Trả lời: Đầu tiên, thay mặt Phamlaw cho tôi gửi lời cảm ơn đến bạn đã gửi câu hỏi đến hộp thư tư vấn của chúng tôi, đối với câu hỏi của bạn, tôi xin được trả lời cụ thể như sau:

Trong những năm gần đây, do giá trị kinh tế của đất đai ngày càng tăng nên kéo theo đó là hàng loạt những vấn đề phát sinh, một trong những vấn đề nổi cộm đó là tranh chấp đất đai giữa các anh chị em trong gia đình. Mặc dù không ai mong muốn nhưng vấn đề phát sinh này cần được giải quyết theo đúng quy định pháp luật để đảm bảo được quyền lợi cho bên có quyền lợi hợp pháp.

Theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 xác định tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Một số loại giấy tờ đất đai cần thiết như:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất.

– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ địa chính, sổ đăng ký ruộng đất trước ngày 15/10/1993

– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở

–  Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

– Các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật đất đai.

Việc giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ nghĩa là việc các bên không cung cấp đầy đủ 01 hoặc một số giấy tờ cần thiết khác để làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất; hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng, di chúc; biên lai đóng thuế sử dụng đất….hoặc các giấy tờ khác chứng minh người sử dụng đất có quyền sử dụng hợp pháp đối với diện tích đất đang tranh chấp.

Việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nghị định số 43/2014.NĐ_CP về hướng dẫn Luật đất đai 2014, Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 cụ thể như sau:

– Thủ tục giải quyết: Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của anh và anh trai anh và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp( anh và anh trai anh mỗi người 01 bản), lưu  01 bản tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Trường hợp anh và anh trai anh hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì:

Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp hòa giải không thành thì anh hoặc anh trai có quyền nộp đơn lên Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu giải quyết, nếu thấy chưa thỏa đáng có thể khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện lên tòa án. Ngoài ra anh cũng có thể khởi kiện lên Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định của Pháp luật tố tụng dân sự.

– Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2013 Luật Đất đai 2013 xác định tranh chấp đất đai mà gia đình không có Giấy tờ chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì  anh và anh trai anh chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai sau đây:

–  Thứ nhất, nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện (tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau), nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì anh có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

– Thứ hai, anh có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy, việc UBND xã nơi anh sống từ chối việc hòa giải tranh chấp đất với lý do không đủ giấy tờ là trái với quy định của Pháp luật đất đai. Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi liên quan đến câu hỏi “Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ” của gia đình anh, nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác có liên quan, anh có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài tư vấn chuyên sâu 1900 hoặc qua số hotline 0973938866 để được tư vấn hỗ trợ các dịch vụ pháp lý khác nhanh nhất.

> Xem thêm: Thủ tục tách thửa đất

 

3.6/5 - (5 bình chọn)