Hợp đồng ủy quyền theo quy định pháp luật hiện hành
Tầm quan trọng của hợp đồng ủy quyền
Cá nhân hoàn toàn có quyền tự mình xác lập, thực hiện giao dịch hoặc ủy quyền cho chủ thể khác đại diện cho mình để xác lập, thực hiện những giao dịch này. Chính vì sự phổ biến và quan trọng này, việc ủy quyền được xác lập dựa trên thỏa thuận giữa người ủy quyền và người được ủy quyền thông qua hình thức hợp đồng ủy quyền được pháp luật quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự.
Cụ thể, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận như vậy hoặc pháp luật có quy định khác. Theo đó, khách hàng hoàn toàn có quyền thỏa thuận về công việc được ủy quyền, thù lao, thời hạn ủy quyền cũng như quyền và nghĩa vụ mỗi bên. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể thỏa thuận về việc chấm dứt ủy quyền và các hậu quả, nếu có, trong trường hợp chấm dứt ủy quyền.
Về hình thức, pháp luật dân sự hiện hành không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng ủy quyền bằng văn bản, bằng lời nói hay một hình thức nào khác, cũng không quy định cụ thể về việc công chứng hoặc chứng thực đối với hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về công chứng, việc công chứng hợp đồng ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản sẽ thuộc phạm vi thẩm quyền của công chứng viên tại các phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng.
Trong thực tế, ngoài việc thực hiện các quyền đối với bất động sản, khách hàng có thể yêu cầu công chứng viên công chứng hợp đồng ủy quyền đối với các công việc khác, ngoại trừ các công việc mà pháp luật quy định không được ủy quyền (Ví dụ như liên quan đến quyền nhân thân)
I. Thủ tục
1. Công chứng hợp đồng ủy quyền
Do tính chất phổ biến của việc lập và công chứng hợp đồng ủy quyền theo thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng, chúng tôi xin đượ cung cấp các trình tự, thủ tục thực hiện việc công chứng hợp đồng ủy quyền cho Quý khách hàng tham khảo.
Bước 1: Chuẩn bị nội dung thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền.
Trước khi lập hợp đồng thỏa thuận, các bên tham gia hợp đồng đừng nên thỏa thuận kỹ với nhau về nội dung của hợp đồng ủy quyền, trong đó cần thiết phải có các nội dung bao gồm các thông tin xác định tư cách của các bên tham gia ủy quyền (bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ, công việc được ủy quyền thù lao (nếu có), thời hạn ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên và các nội dung khác có liên quan.
Khách hàng lưu ý, những vấn đề khác khác có liên quan nếu không được thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Bước 2: chuẩn bị hồ sơ công chứng hợp đồng ủy quyền.
Công chứng hợp đồng ủy quyền, khách hàng cần phải chuẩn bị hồ sơ sau:
a) Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu) Quý khách có thể tìm thấy mẫu phiếu yêu cầu này trên hệ thống thông tin điện tử hoặc nhận trực tiếp tại các phòng công chứng /văn phòng công chứng gần nơi cư trú hoặc nơi khác thuận tiện cho Quý khách.
b) Dự thảo hợp đồng ủy quyền
Quý khách có thể chuẩn bị trước nội dung dự thảo hợp đồng ủy quyền hoặc Quý khách có thể yêu cầu phòng công chứng /văn phòng công chứng nơi khách hàng lựa chọn để công chứng hợp đồng ủy quyền soạn thảo nội dung thỏa thuận theo yêu cầu của Quý khách, nhưng phải đầy đủ các nội dung cần thiết và không trái luật.
c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng
Bản sao giấy tờ tùy thân được yêu cầu ở đây có thể là bản sao giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Bản sao này không cần chứng thực, tuy nhiên, khi nộp hồ sơ, Quý khách cần nhớ mang theo bản chính để đối chiếu.
d) Bản sao giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong các trường hợp nội dung công việc ủy quyền có liên quan đến các tài sản này. Tương tự, bản sao này cũng không cần chứng thực, tuy nhiên khi nộp hồ sơ, Quý khách phải mang theo bản chính để đối chiếu
đ) Bản sao các giấy tờ khác có liên quan đến công việc được ủy quyền
Các bản sao này cũng không cần chứng thực , tuy nhiên khi nộp hồ sơ, Quý khách phải mang theo bản chính để đối chiếu.
Bước 3: Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền
Quy định pháp luật hiện tại không quy định về nơi thực hiện việc công chứng hợp đồng ủy quyền. Do đó, việc công chứng có thể được thực hiện tại bất kỳ nơi nào để thuận tiện cho Quý khách. Việc công chứng có thể được thực hiện tại nơi cư trú
Ngoài ra, Quý khách cũng có thể lựa chọn việc công chứng tại phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng tùy theo yêu cầu của mình.
Bước 4: Ký kết hợp đồng ủy quyền
Sau khi đọc lại hoặc yêu cầu công chứng viên đọc lại nội dung hợp đồng ủy quyền, Quý khách và người cùng tham gia hợp đồng phải ký tên trực tiếp trên hợp đồng ủy quyền dưới sự chứng kiến của công chứng viên. Trong trường hợp không thể ký và ghi rõ họ tên, Quý khách có thể yêu cầu điểm chỉ trong văn bản thỏa thuận.
Ngoài ra, trong các trường hợp Quý khách hàng hoặc người sẽ trở thành vợ /chồng của không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được thì sẽ phải có hai người làm chứng cho việc thỏa thuận này. Người làm chứng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc thỏa thuận. Người làm chứng cũng cần phải ký tên và ghi rõ họ tên trong văn bản thỏa thuận.
Lưu ý: để tránh mất thời gian của Quý khách trong trường hợp cần người làm chứng, nên chủ động mời người sẽ làm chứng cho văn bản thỏa thuận giữa Quý khách và người sẽ trở thành vợ/ chồng của mình. Người làm chứng cần mang theo giấy tờ tùy thân (ví dụ giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu) bản sao và bản chính để xuất trình đối chiếu khi được yêu cầu.
Bên cạnh đó, nếu Quý khách hoặc người sẽ trở thành vợ/ chồng của bạn không thông thạo tiếng Việt thì Quý khách hoặc người sẽ trở thành vợ/ chồng của Quý khách cần phải chuẩn bị cho bản thân một người phiên dịch phải có năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc thỏa thuận. Người phiên dịch này cũng cần ký tên và ghi rõ họ tên trong văn bản thỏa thuận.
Trong trường hợp Quý khách và người cùng tham gia hợp đồng không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng (phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng) thì Quý khách có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi khách hàng cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; người cùng tham gia hợp đồng sẽ yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng trong hợp đồng ủy quyền
II. Sửa đổi hoặc bổ sung hoặc chấm dứt hợp đồng ủy quyền, “Hợp đồng ủy quyền theo quy định pháp luật”
Vì hợp đồng ủy quyền là một giao dịch về dân sự do các bên hoàn toàn tự do và tự nguyện thực hiện, chính vì vậy, các bên cũng hoàn toàn có quyền thỏa thuận với nhau hoặc bổ sung chấm dứt hợp đồng ủy quyền này.
Thủ tục công chứng việc sửa đổi hoặc bổ sung hoặc chấm dứt hợp đồng ủy quyền được thực hiện tương tự như thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nêu trên
Quý khách và bạn đọc lưu ý, ngoài hình thức ủy quyền theo hợp đồng, trong thực tiễn, có thể thấy sự xuất hiện của hình thức ủy quyền theo giấy ủy quyền. Nội dung của giấy ủy quyền tương tự như hợp đồng ủy quyền, tuy nhiên, giấy ủy quyền chỉ cần có chữ ký của người ủy quyền. Ngoài ra, ngoài việc công chứng giấy ủy quyền tại các phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng chúng ta có thể chứng thực giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện.
Xem thêm: >>> Mẫu giấy ủy quyền phổ biến trong doanh nghiệp
Trên đây là nội dung bài chia sẻ của chúng tôi đối với “Hợp đồng ủy quyền theo quy định pháp luật” mới nhất hiện hành. Quý khách hàng còn vướng mắc có thể kết nối đến tổng đài tư vấn của Phamlaw để được hỗ trợ. Yêu cầu các dịch vụ pháp lý có liên quan đến tư vấn: Hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền, các quy định khác liên quan đến ủy quyền dân sự, ủy quyền trong doanh nghiệp, công ty, vui lòng kết nối số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508. Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.
——————-
Phòng tư vấn thủ tục hành chính – Luật Phamlaw