Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực xây dựng

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực xây dựng

Công ty Luật TNHH Phamlaw có nhận được câu hỏi từ email Maithao…@gmail.com với nội dung câu hỏi như sau:

Tôi đang tìm hiểu về lĩnh vực xây dựng. Tôi muốn biết các hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực xây dựng? Rất mong Luật sư có thể tư vấn giúp tôi

Cảm ơn Luật sư!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật PhamLaw. Với câu hỏi của bạn, Phamlaw xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Văn bản hợp nhất 02/2020/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Xây Dựng

Nghị định 16/2022/NĐ-CP

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực xây dựng là gì?

Để duy trì trật tự xây dựng và các quy định pháp luật xây dựng có hiệu lực trên thực tế, Luật Xây dựng đã quy định các hành vi bị cấm trong lĩnh vực xây dựng. Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực xây dựng là các hành vi vi phạm quy định của Luật xây dựng, được ghi nhận tại Điều 12 Văn bản hợp nhất 02/2020/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Xây Dựng.

2. Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực xây dựng

Cac Hanh Vi Bi Cam Trong Linh Vuc Xay Dung
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực xây dựng

Để bảo đảm hoạt động xây dựng diễn ra theo đúng quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành, Điều 12 Văn bản hợp nhất 02/2020/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Xây Dựng quy định 14 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực xây dựng, gồm:

Một, Quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định của Luật xây dựng

Hai, Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của Luật xây dựng

Ba, Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.

Bốn, Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.

Năm, Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công trái với quy định của Luật xây dựng

Sáu, Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.

Bảy, Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.

Tám, Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình.

Chín, Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.

Mười, Vi phạm quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng.

Mười một, Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

Mười hai, Đưa, nhận hối lộ trong hoạt động đầu tư xây dựng; lợi dụng pháp nhân khác để tham gia hoạt động xây dựng; dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình.

Mười ba, Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; bao che, chậm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.

Mười bốn, Cản trở hoạt động đầu tư xây dựng đúng pháp luật.

3. Xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm lĩnh vực xây dựng

Ngày 07/7/2022, Bộ Xây dựng đã có công văn 2478/BXD-TTr gửi Sở Xây dựng Thành phố Đà Nẵng hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xây dựng.

Nội dung quy định tại Khoản 16, Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 16/2022/NĐ-CP) để xử lý các trường hợp xây dựng công trình không phép, sai phép, sai thiết kế xây dựng mà đang thi công thì ngoài việc bị phạt bằng tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Pháp luật đã quy định rất rõ về những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực xây dựng, theo đó, khi những cá nhân, tổ chức vi phạm vào những hành vi bị nghiêm cấm này thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật thông qua các hình thức xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác áp dụng trong quá trình xử lý vi phạm hành chính. Đối với mỗi vi phạm hành chính, chủ thể vi phạm sẽ bị áp dụng một hình thức xử lý chỉnh, kèm theo có thể là một hoặc một số hình thức xử lý bổ sung, cụ thể là những hình thức sau:

Thứ nhất, Cảnh cáo

Hình thức xử lý chính này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện khi xử lý cảnh cáo, người có thẩm quyền quyết định xử lý bằng văn bản

Thứ hai, phạt tiền

Phạt tiền là hình thức xử lý chính được quy định tại Điều 23 Văn bản hợp nhất 31/2020/VBHN-VPQH hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính; nhìn chung, các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nếu không thuộc trường hợp bị xử lý cảnh cáo thì bị xử lý bằng hình thức phạt tiền Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng là 1.000.000.000 đồng

Thứ tư, Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

Theo quy định của Điều 21 Văn bản hợp nhất 31/2020/VBHN-VPQH hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính, hình thức xử lý này có thể là hình thức xử lý chính hoặc hình thức xử lý bổ sung Tước quyền sử dụng có thời hạn (trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 24 tháng) giấy phép, chứng chỉ hành nghề của tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính khi tổ chức, cá nhân đó đã vi phạm nghiêm trọng những quy định trong việc sử dụng loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.

Thứ năm, Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong trường hợp

+ Đã thực hiện vi phạm hành chính nghiêm trọng do cố ý

+ Vật, tiền, hàng hoá, phương tiện phải là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chỉnh (do vi phạm hành chính mà có) hoặc được sử dụng trực tiếp để vi phạm hành chính mà nếu không có chung thì vi phạm hành chính không thể thực hiện được.

Thứ sáu, Trục xuất

Trục xuất là việc buộc người nước ngoài vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam phải rời khỏi Việt Nam

* Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra:

Trong nhiều trường hợp ngoài việc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chinh như đã nêu trên, cả nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra, trong trường hợp này, biện pháp cưỡng chế hành chính này không có tính trung phạt người vi phạm hành chính mà chỉ nhằm mục đích khắc phục những hậu quả do vi phạm hành chính đã để lại trên thực tế.

Hy vọng bài viết trên đây của Phamlaw sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực xây dựng. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 1900 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Luật Phamlaw còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline 091 611 0508 hoặc 097 393 8866, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)