Lưu ý một số thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

Quý khách hàng cần Lưu ý một số thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

1. Khai và nộp lệ phí môn bài

Theo quy định của pháp luật hiện hành, sau khi được thành lập, doanh nghiệp của khách hàng có nghĩa vụ phải thực hiện thủ tục khai và nộp lệ phí môn bài như sau:

Bước 1: Trước tiên, doanh nghiệp phải có kế toán để thực hiện việc lập tờ khai lệ phí môn bài theo mẫu mới nhất, bên cạnh đó, kế toán sẽ cần sử dụng đến các phần mềm khai kế toán mang tính chuyên môn để thực hiện tờ khai rồi kết xuất, sau đó đăng tải lại lên trang điện tử của cục thuế.

Trong nội dung của tờ khai này, doanh nghiệp phải xác định số tiền lệ phí môn bài mà doanh nghiệp mình mới thành lập là bao nhiêu, theo quy định hiện hành, lệ phí môn bài các doanh nghiệp phải nộp cụ thể như sau:

  • Nếu doanh nghiệp của bạn có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng (căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) thì mức thu lệ phí môn bài được áp dụng là 3.000.000 triệu đồng / 01 năm);
  • Nếu doanh nghiệp của bạn có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống (căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) thì mức thu lệ phí môn bài được áp dụng là 2.000.000 triệu đồng/ 01 năm);
  • Trường hợp doanh nghiệp có thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (các hiện diện thương mại) thì mức thu lệ phí môn bài áp dụng cho các hiện diện thương mại này là 1.000.000 triệu đồng/ 01 năm.

Quý khách hàng lưu ý, mức lệ phí môn bài mà doanh nghiệp của Quý khách có nghĩa vụ phải nộp trong năm dương đầu tiên sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào thời gian doanh nghiệp được thành lập. Theo đó, đối với những doanh nghiệp được thành lập 06 tháng đầu năm thì phải nộp lệ phí môn bài cho cả năm. Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp của quý khách được thành lập trong thời gian 06 tháng cuối năm thì chỉ nộp 50% mức lệ phí môn bài cho cả năm.

Luu Y Mot So Thu Tuc Sau Khi Thanh Lap Doanh Nghiep
Lưu ý một số thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

Bước 2: Doanh nghiệp viết giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo mẫu đã quy định ban hành kèm theo thông tư số 84/2016/TT-BTC.

Bước 3: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu chính thức hoạt động, doanh nghiệp của Quý khách phải tiến hành nộp các giấy tờ chuẩn bị tại các bước nêu trên tại cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp của mình.

Trường hợp doanh nghiệp của Quý khách đã thành lập nhưng chưa chính thức đi vào hoạt động thì trong thời hạn 30 ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp của Quý khách hàng phải tiến hành kê khai và nộp các giấy tờ nêu trên tại cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp của mình.

Bước 4: Doanh nghiệp sau thành lập phải nộp lệ phí trước bạ vào kho bạc nhà nước tương ứng với cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp. Thời hạn nộp lệ phí môn bài đồng thời cũng tương ứng với thời hạn nêu tại bước 3, nghĩa là chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu chính thức hoạt động hoặc chậm nhất là ngày thứ 30 kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

***Quy trình khai và nộp lệ phí môn bài rút gọn lại như sau:

Bước 1: Lập tờ khai lệ phí môn bài, xác định cụ thể số tiền phải nộp (theo mẫu hoặc kê khai theo phần mềm khai thuế) và đăng tải lên trang điện tử của Tổng cụ thuế; >>> bước 2: Viết giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp  đối với trường hợp doanh nghiệp đã thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động;>>> bước 3: Nộp tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Chậm nhất là 03 tháng 1 hàng năm (hoặc ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai lệ phí trong trường hợp doanh nghiệp mới đi vào hoạt động); >>> bước 4: Nộp lệ phí môn bài.

2. Thông báo sử dụng con dấu doanh nghiệp, lưu ý một số thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

Con dấu được xem là hình ảnh biểu tượng, là dấu hiệu đặc biệt nhằm phân biệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Ngoài ra, trong một số trường hợp do pháp luật quy định, doanh nghiệp cũng cần ăn phải sử dụng con dấu để thực hiện các thủ tục hành chính như kê khai thuế, gửi đơn, công văn, đến các cơ quan nhà nước…vv…do đó, mặc dù Luật Doanh nghiệp không bắt buộc doanh nghiệp phải có con dấu sau khi thành lập, việc sử dụng con dấu đối với doanh nghiệp hiện nay vẫn rất cần thiết và phổ biến để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp của Quý khách hàng cần phải có con dấu và thực hiện đầy đủ thủ tục thông báo sử dụng con dấu theo quy định pháp luật hiện hành. Theo đó, sau khi doanh nghiệp Quý khách đã làm xong con dấu của mình tại một công ty có chức năng khắc dấu, Quý khách sẽ thực hiện thủ tục thông báo việc sử dụng con dấu của doanh nghiệp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở theo các bước như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp của Quý khách cần chuyển bị và điền đầy đủ thông tin của thông báo việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp /chi nhánh/ văn phòng đại diện theo mẫu quy định tại các thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới nhất. Đồng thời, Quý khách cần chuẩn bị thêm tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.

Bước 2: Doanh nghiệp của Quý khách sẽ nộp hồ sơ đã chuẩn bị nêu trên tại văn phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Nếu thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp/ chi nhánh /văn phòng đại diện của quý khách hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận cho quý khách và thực hiện việc đăng tải mẫu dấu của doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Ngoài 2 thủ tục nêu trên, Quý khách cần thực hiện thêm các thủ tục khác để hoàn thiện cho doanh nghiệp đảm bảo đi vào hoạt động:

  • Tiến hành làm biển công ty, treo biển công ty;
  • Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử theo phương pháp khấu trừ;
  • Đăng ký mở tài khoản ngân hàng.

Xem thêm:

>>> Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp

>>> Những lưu ý trước và sau khi thành lập doanh nghiệp

>>> Điều kiện và các bước thành lập doanh nghiệp

Trên đây những “Lưu ý một số thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp”. Quý khách hàng cần thiết phải có kế toán để đảm bảo thực hiện tốt các thủ tục trên. Hiện nay, Luật Phamlaw cung cấp các dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói; Dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp, Dịch vụ tư vấn các dịch vụ quản trị nội bộ, tư vấn hợp đồng…cho doanh nghiệp. Để được hỗ trợ dịch vụ, Quý khách hàng kết số hotline Phamlaw. Để được tư vấn chuyên sâu, Quý khách hàng vui lòng kết nối tổng đài tư vấn 1900 của chúng tôi.

———————–

Bộ phận tư vấn Luật Doanh nghiệp – Luật Phamlaw

5/5 - (1 bình chọn)