Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản
Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản là một lĩnh vực hấp dẫn, thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời nộp hồ sơ thành lập sàn giao dịch bất động sản tại Sở Xây dựng. Để hiểu rõ hơn về dịch vụ sàn giao dịch bất động sản là gì, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật kinh doanh bất động sản 2014
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản là gì?
Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản là việc thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản. Tổ chức việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; giới thiệu, niêm yết, cung cấp công khai thông tin về bất động sản cho các bên tham gia có nhu cầu giao dịch; kiểm tra giấy tờ về bất động sản bảo đảm đủ điều kiện được giao dịch; làm trung gian cho các bên trao đổi, đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
2. Đặc điểm của dịch vụ sàn giao dịch bất động sản.
Thứ nhất, thực hiện chức năng chính là môi giới và giao dịch. Do đó, khách hàng khi mua dự án qua sàn giao dịch thì không phải tốn quá nhiều thời gian. Bởi theo quy định, các dự án bất động sản chất lượng thì mới được đưa lên sàn giao dịch.
Thứ hai, thủ tục pháp lý diễn ra trên sàn giao dịch được tiến hành nhanh gọn, hạn chế thấp nhất các rủi ro.
Thứ ba, các chuyên gia sẽ thực hiện chức năng môi giới và tư vấn cho khách hàng nhằm giúp họ đưa ra quyết định cuối cùng.
Thứ tư, các dịch vụ và thông tin về dự án được cung cấp ngay tại sàn giao dịch. Hình thức cung cấp này được tiến hành theo 2 chiều. Một chiều là cho nhà nước để thực hiện chức năng kiểm soát, quản lý, còn chiều còn lại là cho khách hàng, nhà đầu tư có nhu cầu về bất động sản với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
3. Vai trò của dịch vụ sàn giao dịch BĐS
Dịch vụ sàn giao dịch BĐS là nơi để các doanh nghiệp kinh doanh BĐS thực hiện bán, cho thuê hoặc cho thuê mua BĐS thuộc quyền sở hữu của mình, ngoài ra sàn còn là nơi cung cấp các dịch vụ về BĐS nhằm hỗ trợ cho thị trường BĐS như: dịch vụ đấu giá, định giá, quảng cáo, tư vấn BĐS… Mục đích thành lập sàn giao dịch BĐS là để các hoạt động kinh doanh BĐS, đặc biệt là hoạt động mua bán, cho thuê BĐS diễn ra minh bạch, giúp Nhà nước kiểm soát tốt hơn thị trường này và để hạn chế tối đa các rủi ro cho người dân.
Thông qua sàn giao dịch BĐS, các thông tin được cung cấp qua sàn giao dịch BĐS đã được qua sàng lọc và kiểm duyệt kỹ càng. Cho nên, tại đây có các thông tin chính xác và kịp thời. Điều này có ý nghĩa quan trọng với rất nhiều chủ thể:
- Nhà nước: Nắm bắt được các hoạt động giao dịch và kinh doanh trên thị trường. Đây là cơ sở để đưa ra các biện pháp quản lý và điều tiết kịp thời. Ngoài ra, việc này cũng giúp quản lý kê khai và thực hiện nghĩa vụ tài chính, đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
- Với các nhà đầu tư và kinh doanh: Là các sản phẩm bất động sản được tiêu thụ. Đồng thời, nơi đây cũng cung cấp các thông tin để nắm bắt xu hướng, nhu cầu khách hàng
- Với những người mua BĐS: Có một nơi mua bán đảm bảo thông tin chính xác, giúp các giao dịch an toàn và hiệu quả hơn.
4. Sự cần thiết của hoạt động kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản
Có thể nói rằng, việc Nhà nước quy định yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh BĐS phải thực hiện bán, cho thuê các BĐS thuộc quyền sở hữu của mình qua sàn giao dịch BĐS là một bước ngoặt trong hoạt động kinh doanh BĐS ở nước ta. Việc thành lập các sàn giao dịch BĐS để bán, cho thuê BĐS là một trong những giải pháp quan trọng và cần thiết để hạn chế tối đa các giao dịch ngầm, không chính thức, làm cho thị trưởng BĐS phát triển minh bạch, trong đó việc mua bán BĐS sẽ được công khai, tạo điều kiện để những người có nhu cầu có thể dễ dàng tiếp cận được nhà ở.
Sàn giao dịch BĐS không phân biệt đối tượng tham gia là tổ chức hay cá nhân. Xét tổng thể thì việc dưa BĐS giao dịch qua sàn sẽ giúp cho Nhà nước quản lý được các giao dịch BĐS, từ đó có những chính sách kịp thời để điều tiết thị trưởng, bảo đàm hoạt động kinh doanh BĐS theo đúng định hướng và đúng yêu cầu đặt ra, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, lành mạnh hóa thị trường BĐS.
5. Điều kiện thành lập của sàn giao dịch bất động sản
Căn cứ theo điều 69 Luật kinh doanh bất động sản 2014, Tổ chức, cá nhân muốn thành lập sàn giao dịch bất động sản phải đảm bảo đủ điều kiện sau:
– Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sản giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
– Sàn giao dịch bất động sản phải có quy chế hoạt động, tên, địa chỉ, cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động.
Thứ nhất, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập sàn giao dịch BĐS thì bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp, có đăng ký kinh doanh dịch vụ BĐS theo quy định của pháp luật. Khi doanh nghiệp thực hiện đăng ký kinh doanh dịch vụ sản giao dịch BĐS thì phải có ít nhất hai người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS. Người quản lý, điều hành sản giao dịch BĐS phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, đó là phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù; phải có giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, điều hành sản giao dịch BĐS và không bị cấm hành nghề theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Việc pháp luật đưa ra quy định này là để bảo đảm cho hoạt động của sàn có hiệu quả, người quản lý, điều hành sàn giao dịch BĐS đóng một vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của sàn, bảo đảm để sàn hoạt động có uy tín.
Thứ hai, phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với nội dung hoạt động của sản giao dịch BĐS. Cơ sở vật chất của sàn được hiểu ở 2 khía cạnh, đó là cơ sở kỹ thuật và cơ sở vật chất; cơ sở kỹ thuật là hệ thống các máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động của sản như bàn ghế, hệ thống máy tính, máy chiếu, máy quay…; còn cơ sở vật chất là địa điểm, trụ sở hoạt động của sản.
Thứ ba, sàn giao dịch BĐS phải có tên, biển hiệu và phải có địa chỉ giao dịch ổn định. Nếu có sự thay đổi về địa điểm giao dịch thì sàn phải thông báo tới cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương và khách hàng đang giao dịch biết. Đây là một trong những điều kiện để hạn chế tình trạng kinh doanh không ổn định hoặc kinh doanh không lành mạnh của sàn, việc chuyển địa điểm, thay đổi tên gọi liên tục có thể gây thiệt hại cho khách hàng nên cần phải có những điều kiện khắt khe để gắn trách nhiệm của sản trong kinh doanh BĐS.
6. Nội dung hoạt động của sàn giao dịch bất động sản
Sàn giao dịch bất động sản được phép hoạt động dưới các nội dung quy định tại Điều 70 Luật kinh doanh bất động sản 2014. Bao gồm:
+ Thực hiện việc giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
+ Tổ chức việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; giới thiệu, niêm yết, cung cấp công khai thông tin về bất động sản cho các bên tham gia có nhu cầu giao dịch; kiểm tra giấy tờ về bất động sản bảo đảm đủ điều kiện được giao dịch; làm trung gian cho các bên trao đổi, đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
Trên đây là tư vấn của Phamlaw về Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản. Nếu bạn có những thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm:
- Điều kiện để cá nhân kinh doanh bất động sản
- Điều kiện thành lập công ty Bất động sản
- Khai và nộp thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản