Phương pháp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành

Phương pháp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau: Công ty tôi có ký kết một hợp đồng yêu cầu bên kia phải có tài sản bảo đảm. Đến thời điểm hiện nay, vì công ty bên kia có hành vi vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng nên chúng tôi muốn tiến hành xử lý tài sản bảo đảm. Vậy chúng tôi có thể xử lý tài sản bảo đảm này theo những phương pháp nào? Kính mong được Quý luật sư tư vấn.

Phương pháp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành

Công ty xin chân thành cảm ơn!

(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật chuyên sâu của Phamlaw)

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Bộ phận tư vấn pháp luật chuyên sâu của Phamlaw. Về thắc mắc của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn qua bài viết dưới đây:

Phương pháp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành

Theo quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau:

“1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.”

Như vậy, nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ thanh toán hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của bên có nghĩa vụ. Mặc dù vậy nhưng nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cần được quy về giá trị bằng tiền để được thanh toán từ tiền xừ lý tài sản bảo đảm. Đối với doanh nghiệp của Quý khách, vì bên đối tác vi phạm hợp đồng nên phát sinh nghĩa vụ bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng việc xử lý tài sản bảo đảm.

Tại Điều 59 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ về giao dịch bảo đảm có quy định:

“1. Bán tài sản bảo đảm.

2. Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.

3. Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.

4. Phương thức khác do các bên thoả thuận.”

Như vậy theo quy định của pháp luật, có ba phương pháp để xử lý tài sản bảo đảm cơ bản mà các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận đó là: bán tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ đối với bên thứ ba. Ngoài ra, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận bất kỳ một phương pháp xử lý tài sản bảo đảm khác. Đối vơi các doanh nghiệp là bên bảo đảm thì điều quan trong hươn cả là tài sản bảo đảm cần được bán ở mức giá cao nhất hoặc hợp lý về mặt thương mại để bên bảo đảm có cơ hội nhận được tiền sau khi đã trả nợ cho bên nhận bảo đảm và thanh toán các khoản được ưu tiên khác.

*Phương pháp 1: Bán tài sản bảo đảm

Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất trên thực tế trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Việc bán tài sản bảo đảm có thể được tiến hành trên một trong hai cơ sở là bán đấu giấ hoặc bán riêng lẻ cho một hoặc một số người mua tài sản bảo đảm không trên cơ sở đấu giá. Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP cũng có quy định:

“1. Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu gia theo quy định của pháp luật.

2. Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.”

Như vậy thì phương pháp bán đấu giá chỉ áp dụng trong trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật hoặc khi các bên không có thỏa thuận hay không thỏa thuận được về phương thức xử lý tài sản. Vì vậy các bên có thể thỏa thuận áp dụng việc bán riêng lẻ trong tất cả các trường hợp mà pháp luật không bắt buộc phải bán đấu giá.

Đối với bán đấu giá, đây là hoạt động phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay việc bán đấu giá tài sản bảo đảm phải được thực hiện thông qua một tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp. Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp là một trung tâm dịch vụ bán đấu giá trực thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc là doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề dịch vụ bán đấu giá tài sản. Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản bảo đảm. Ngược lại, đối với việc bán riêng lẻ thì giao dịch bảo đảm không có quy định riêng về thủ tục hay một yêu cầu cụ thể nào. Trong trường hợp này, bên nhận bảo đảm vẫn phải thực hiện việc bán riêng lẻ làm sao để bảo đảm được quyền cũng như lợi ích của các bên tham gia giao dịch, kể cả bên bảo đảm. Việc bán tháo tài sản bảo đảm ở mức thấp hơn nhiều so với giá thị trường được nhận định là một hành vi không bảo đảm quyền và lợi ích của bên bảo đảm. Vì vậy các bên bảo đảm cần lưu ý vấn đề này.

*Phương pháp 2: Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ

Phương pháp này có thể được hiểu là việc chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm từ bên bảo đảm sang cho bên nhận bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. Điểm khác biệt giữa hai phương pháp bán tài sản bảo đảm và nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ liên quan đến bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm. Với trường hợp bán tài sản bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm có thể là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Ngược lại đối với trường hợp nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận chuyển nhượng tài sản chính là bên nhân bảo đảm.

*Phương pháp 3: Nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác liên quan liên quan đến quyền đòi nợ từ bên thứ ba.

Khoản 1 Điều 66 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ như sau: “Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu  người thứ ba là người có nghĩa vụ trả nợ chuyển giao các khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình hoặc cho người được uỷ quyền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu thì bên nhận bảo đảm phải chứng minh quyền được đòi nợ.”. Có thể hiểu về bản chất đây là việc chuyển nhượng quyền đòi nợ từ bên bảo đảm sang bên nhận bảo đảm và giá trị của quyền đòi nợ có thể bù trừ với giá trị của nghĩa vụ bảo đảm.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Phamlaw về thắc mắc của Quý khách liên quan đến vấn đề Phương pháp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tịn đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

 

5/5 - (1 bình chọn)