Tài sản có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm trong doanh nghiệp

Tài sản có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm trong doanh nghiệp

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau: Công ty tôi có ký kết một hợp đồng với một hợp đồng mà bên đối tác yêu cầu phải có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên doanh nghiệp tôi chưa hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến sử dụng tài sản của công ty làm tài sản bảo đảm cho lắm, cụ thể là chúng tôi chưa biết những tài sản như thế nào có thể dùng làm tài sản bảo đảm. Kính mong Quý luật sư tư vấn giúp chúng tôi về các loại tài sản có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm.

Doanh nghiệp trân trọng cảm ơn!

(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật chuyên sâu của Phamlaw)

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Bộ phận tư vấn pháp luật chuyên sâu của Phamlaw. Về thắc mắc của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn qua bài viết dưới đây:

Các loại tài sản có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm
Các loại tài sản có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm

Các loại tài sản có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm

Trong các giao dịch, hợp đồng của doanh nghiệp, việc sử dụng tài sản bảo đảm để ràng buộc nghĩa vụ của các bên đang trở nên rất phổ biến. Tại khoản 8 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về quyền của doanh nghiệp: “Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp”. Căn cứ vào điều luật này, công ty cũng có quyền sử dụng tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ nợ hoặc các nghĩa vụ khác của công ty. Bài viết này xin được đưa ra cái nhìn tổng quát về các loại tài sản sử dụng làm tài sản bảo đảm.

*Bất động sản và động sản sử dụng làm tài sản bảo đảm

Như đã biết, tài sản được chia làm hai loại cơ bản là bất động sản và động sản. Tại Điều 107 Bộ luật sư 2015 quy định:

“1. Bất động sản bao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng

d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.”

Có thể thấy, đặc tính “gắn liền với đất đai” là đặc tính cơ bản nhất của bất động sản không phải là đất đai và là đặc tính phân biệt động sản và bất động sản. Nhiều tài sản có tính chất như động sản nhưng do gắn liền với đất đai nên được tính là bất động sản. Có thể lấy ví dụ như hàng rào, máy móc, thiết bị có tính chất như động sản tuy nhiên khi đã gắn liền với đất đai hoặc nhà và công trình xây dựng gắn liền với đất thì những động sản này sẽ được coi là bất động sản.

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì khái niệm “tài sản khác” là bất động sản chưa quy định rõ. Trên thực tế thì có một số tài sản mặc dù không gắn liền với đất đai nhưng do tính chất đặc thù có thể được coi như bất động sản hoặc không được coi như động sản trong giao dịch yêu cầu tài sản bảo đảm. Một ví dụ điển hình đó là máy bay và tàu biển không được coi là động sản trong giao dịch bảo đảm. Giao dịch thế chấp máy bay và tàu biển không được đăng ký tại Cục đăng ký giao dịch bảo đảm. Mặc dù vậy mọi giao dịch cầm cố hoặc thế chấp động sản đều được đăng ký tại Cục đăng ký giao dịch bảo đảm.

*Quyền tài sản

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền tài sản được hiểu “là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Có thể thấy khái niệm này có phạm vi khá rộng và theo đó bất cứ quyền nào “trị giá được được bằng tiền” đều có thể là quyền tài sản. So với quyền tài sản được quy định trong Bộ luât dân sự 2005, quyền tài sản theo Bộ luật dân sự 2015 có phạm vi rộng hơn. Trong Bộ luật dân sự 2005, quyền tài sản được quy định có hai thuộc tính là “trị giá được bằng tiền’ và “có thể chuyển giao”. Tuy nhiên đến Bộ luật dân sự 2015, thuộc tính “có thể chuyển giao” đã được loại bỏ. Như vậy, phạm vi của quyền tài sản đã được mở rộng hơn, lúc này bất kỳ quyền nào trị giá được bằng tiền, cho dù có thể chuyển giao hay không đều được công nhận là quyền tài sản. Quy định mới này được nhận xét là phù hợp hơn với một số quyền tài sản quan trọng mà có giá trị bằng tiền nhưng khả năng định đoạt (chủ yếu là chuyển giao) các quyền tài sản đó có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật, ví dụ như quyền sử dụng đất và quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Trên thực tế, quyền tài sản được sử dụng làm tài sản bảo đảm khá đa dạng. Các quyền phổ biến được sử dụng làm tài sản bảo đảm bao gồm: quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền đòi nơ, quyền được nhận tiền bảo hiểm, quyền phát sinh từ hợp đồng, quyền theo giấy phép, quyền đối với tài khoản, quyền đối với phần vốn góp, cổ phần và chứng khoán.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Phamlaw về thắc mắc của Quý khách liên quan đến vấn đề Tài sản có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm trong doanh nghiệp. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tịn đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

 

Rate this post