Phải bồi thường như thế nào với hành vi cố ý gây thương tích?

Email: haihau_9889@………

Xin chào các Luật sư, tôi là Hậu đến từ Bến Tre. Tôi có câu hỏi muốn nhờ các Luật sư tư vấn: Vì mâu thuẫn cá nhân nên tôi có đánh nhau khiến 1 người bị thương ở tay. Khi đến bệnh viện, bác sĩ có xác định mức thương tật của người đó là 35%. Liệu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, phải bồi thường bao nhiêu? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Với câu hỏi của bạn Phamlaw xin được trả lời như sau (câu trả lời chỉ mang tính tham khảo):

Phải bồi thường như thế nào với hành vi cố ý gây thương tích?

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Bộ luật dân sự 2015

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Hành vi cố ý gây thương tích là gì?

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được quy định tại điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017). Cố ý gây thương tích hiểu đơn giản là hành vi cố tình dùng những hành vi, vũ khí, phương tiện để tác động lên thân thể của người khác nhằm mục đích gây ra vết thương, hoặc thực hiện được mong muốn của bản thân là khiến đối phương bị thương để thỏa mong muốn của bản thân. Đây là hành vi cực kỳ nguy hiểm cho người khác cũng như xã hội, xâm phạm trực tiếp đến quyền được tôn trọng, bảo vệ sức khỏe con người.

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là hành vi của một người cố ý tấn công làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khoẻ của họ. Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, theo đó, cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự mà có hành vi vi phạm pháp luật về tội cố ý gây thương tích thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự. Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi phạm tội mà người đó gây ra.

Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người phạm tội còn phải bồi thường thiệt hại cho người bị thương tích theo quy định tại Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” Người phạm tội thực hiện hành vi tấn công người khác với mong muốn gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho họ, do đó, hành vi tấn công được thực hiện một cách cố ý và người phạm tội phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại theo quy định.

2. Mức bồi thường thiệt hại đối với hành vi cố ý gây thương tích

Hành vi của người bạn của bạn có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể, bạn đã gây thương tích cho một người mà tỷ lệ thương tật là 35% nên đã vi phạm khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm

Do mâu thuẫn cá nhân nên bạn đã đánh nhau khiến 1 người bị thương ở tay với mức thương tật là 35% nên hành vi của bạn được xếp vào tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo quy định tại khoản 1 điều 135 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Khi xác định được đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của bạn. Việc áp dụng hình phạt sẽ do cơ quan tố tụng xem xét, quyết định. Bên cạnh việc có thể phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật thì bạn của bạn còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại do sức khỏe bị xâm phạm. Bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

Trên đây là câu trả lời của Phamlaw đối với trường hợp của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể kết nối trực tiếp đến Phamlaw, chúng tôi rất sẵn lòng để giải đáp mọi vướng mắc của bạn.

Trân trọng./.

Phải bồi thường như thế nào với hành vi cố ý gây thương tích? – Luật Phamlaw

5/5 - (1 bình chọn)