Ảnh hưởng của thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông đến việc quản lý doanh nghiệp

Ảnh hưởng của thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông đến việc quản lý doanh nghiệp

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau: Tôi và một vài người bạn cùng thành lập doanh nghiệp. Chúng tôi muốn vào thời điểm thành lập thì mọi người cùng nhau lập một bản thỏa thuận. Vậy cho tôi hỏi bản thỏa thuận này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến việc quản lý công ty. Kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi.

Trân trọng cảm ơn!

(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật chuyên sâu của Phamlaw)

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và gửi mail đến cho Bộ phận tư vấn pháp luật chuyên sâu của Phamlaw. Về vướng mắc của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn qua bài viết dưới đây:

Ảnh hưởng của thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông đến việc quản lý doanh nghiệp
Ảnh hưởng của thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông đến việc quản lý doanh nghiệp

Ảnh hưởng của thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông đến việc quản lý doanh nghiệp

Khi lập bản thỏa thuận, các thành viên hoặc cổ đông có thể thỏa thuận các vấn đề về quản lý và kiểm soát công ty. Theo đó các thành viên hoặc cổ đông có thể thỏa thuận riêng về quyền của một thành viên hoặc một cổ đông được thực hiện các quyền:

  • Chỉ định người quản lý;
  • Quyết định hoặc phủ quyết đối với các quyết định của cơ quan quản lý.

Các thành viên hoặc cổ đông còn lại sẽ thực hiện quyền biểu quyết của mình để cho ứng cử viên do thành viên hoặc cổ đông đó đề cử được bổ nhiệm hay các quyết định của cơ quan quản lý được quyết định hoặc phủ quyết theo quyết định của thành viên hoặc cổ đông đó.

Trường hợp không có sự đồng ý của một thành viên hoặc cổ động quy định tại thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông, các thành viên hoặc cổ đông còn lại sẽ không thông qua bất kỳ quyết định nào như vậy ở hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị. Thông qua một thỏa thuận riêng, các thành viên hoặc cổ đông có quyền quyết định hoặc phủ quyết một số hoặc toàn bộ các quyết định quan trọng được đưa ra thảo luận và thông qua tại hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị. Các thành viên hoặc cổ đông đó xem như nắm quyền kiểm soát công ty.

*Trách nhiệm của thành viên và cổ đông

Về cơ bản, thành viên và cổ đông không có trách nhiệm phải hành động vì lợi ích chung của tất cả các thành viên và cổ đông trong công ty. Ngược lại thành viên và cổ đông có quyền hành động vì lợi ích tốt nhất của mình, hành động theo cách mình muốn. Do vậy mà việc các thành viên hoặc cổ đông khác thỏa thuận và thực hiện quyền biểu quyết sao cho ứng cứ viên do một thành viên hoặc cổ đông đề cử sẽ được bổ nhiệm có thể không đặt ra các vấn đề pháp lý theo luật Việt Nam.

*Trách nhiệm của thành viên hội đồng quản trị

Theo quy định tại khoản 1 Điều 165 Luật doanh nghiệp 2020 thì Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có trách nhiệm sau đây:

Thứ nhất, Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;

Thứ hai, Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;

Thứ ba, Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

Thứ tư, Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật này;

Thứ năm, Trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Căn cứ theo quy định này thì đối với thành viên hội đồng quản trị thì phải có nghĩa vụ hành động vì lợi ích của công ty, làm sao để công ty đạt được lợi ích tối đa chứ không vì lợi ích của một cổ đông cụ thể, thậm chí của cổ đông đã đề cử mình. Trên mặt lý thuyết, thành viên hội đồng quản trị thực hiện quyền biểu quyết của mình phải tuân thủ trách nhiệm trên.

Có thể làm rõ trách nhiệm này qua một ví dụ cụ thể sau: hội đồng quản trị của một công ty cổ phần thảo luận về việc phát hành cổ phần mới vì công ty đang cần huy động thêm vốn. Một nhóm cổ đông không đồng ý với việc phát hành cổ phần mới vì có thể làm giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông trong công ty và chỉ đạo thành viên hội đồng quản trị do mình để cử không thông qua việc phát hành cổ phần mới khi vấn đề này được thảo luận tại hội đồng quản trị. Ở trường hợp này, cá nhân thành viên hội đồng quản trị nhận được chỉ đạo của các cổ đông đề cử họ không thông qua việc phát hành cổ phần mới. Tuy nhiên nếu cá nhân này nhận thấy việc phát hành cổ phần mới có lợi cho công ty và tất cả các cổ đông thì phải tuân thủ nghĩa vụ hành động vì lợi ích cao nhất của công ty và thông qua việc phát hành cổ phần mới.

Hiện nay, pháp luật cũng như các bản án của Việt Nam chưa có quy định rõ về tiêu chuẩn nghĩa vụ thành viên hội đồng quản trị trong trường hợp nêu trên. Trên thực tế hoạt động, việc quyết định như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhận định chủ quan của từng thành viên hội đồng quản trị. Về mặt lý thuyết thì khả năng thi hành của thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông có thể bị hạn chế bởi nghĩa vụ của thành viên hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.

Một câu hỏi được đặt ra là quyền quyết định hoặc phủ quyết những vấn đề quan trọng của một thành viên hoặc cổ đông có bị coi là cản trở hoạt động hoặc hạn chế thẩm quyền của hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị hay không? Pháp luật về doanh nghiệp cho phép hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị có quyền quyết định các vấn đề được quy định trong pháp luật và điều lệ, bên cạnh việc tuân thủ thủ tục ra quyết định tại cuộc họp, hội đồng thành viên cũng như đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị không cần phải có sự chấp thuận của một thành viên hay một cổ đông cụ thể. Về bản chất, thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông là một cơ chế để các thành viên hoặc cổ đông cùng thảo luận và thống nhất về một số vấn đề khi thực hiện quyền biểu quyết của mình. Việc các cổ đông hành động theo thỏa thuận riêng giữa các cổ đông trong cùng một nhóm có thể gây ảnh hưởng đến việc thông qua quyết định tại đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị, cũng không có lý do gì để pháp luật cấm việc thảo luận thống nhất cách biểu quyết như vậy. Tuy nhiên thành viên hội đồng quản trị có trách nhiệm hành động vì lợi ích của tất cả các cổ đông chứ không chỉ vì lợi ích của cổ đông đề cử mình. Vì thế quyết định của nhóm cổ đông có thể không ràng buộc các thành viên hội đồng quản trị do nhóm cổ đông đã đề cử.

Trên đây là bài viết tư vấn về thắc mắc của Quý khách về vấn đề “Ảnh hưởng của thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông đến việc quản lý doanh nghiệp”. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

xem thêm:

 

5/5 - (2 bình chọn)