Tra cứu thông tin đất đai
Trong lịch sử cận đại của Việt Nam, đất đai là một đề tài lớn. Các triều đại quân chủ thời hậu Lê và Nguyễn đều quan tâm đặc biệt đến chế độ sở hữu và cách thức quản lý điền địa khi san định luật lệ của họ. Những quy định về đất đai thời đó, đặc biệt của triều Lê, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển cực thịnh của chế độ quân chủ ở nước ta và khẳng định vai trò đặc biệt của đất đai. Trong thời đại ngày nay, đất đai vẫn giữ vững vai trò đặc biệt ấy, là sự hiện diện ở hầu hết các hoạt động đầu tư và sản xuất của xã hội, dù trực tiếp hay gián tiếp. Việc mua bán, tặng cho ngày càng phổ biến kéo theo những yêu cầu về việc tra cứu thông tin đất đai. Vậy pháp luật quy định thế nào về tra cứu thông tin đất đai? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Tra cứu thông tin đất đai là gì?
Theo từ điển tiếng Việt thì tra cứu là việc tìm tòi qua tài liệu, sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng để có được những thông tin cần thiết: ví dụ như tra cứu hồ sơ, tra cứu các tài liệu để xác minh…
Theo Điều 3 Luật đất đai 2013 đã đưa ra định nghĩa về hệ thống thông tin đất đai cụ thể như sau: “Hệ thống thông tin đất đai là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin đất đai.”
Từ những trình bày trên, có thể hiểu tra cứu thông tin đất đai là việc tìm tòi qua tài liệu, sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng… để có được những tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin đất đai.
Thông qua thông tin đất đai mà việc khai thác, chia sẻ các thông tin đất đai giữa các cơ quan và các bên liên quan như cơ quan thuế, công chứng, ngân hàng, cơ quan thanh tra, điều tra, tư pháp để thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành, đặc biệt là những thông tin liên quan đến nguồn gốc sử dụng đất, giá đất và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo tính bền vững và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều, cho thấy những hiệu quả lâu dài đối với hoạt động quản lý đất đai của các cơ quan chức năng.
2. Tra cứu thông tin đất để làm gì?
Việc tra cứu thông tin đất có ý nghĩa sau đây:
Đối với người bán: Nhằm có thể đảm bảo thông tin về đất đai chuẩn. Kiểm tra những mảnh đất dự định mua tầm khoảng bao nhiêu. Đáng chú ý việc mua đất để đầu tư thì tra cứu quy hoạch đất đai là việc tất yếu phải làm. Để có thể biết được các dự án chuẩn bị được triển khai. Từ đó giá trị mảnh đất có thể tăng cao hơn nhiều ở thời điểm hiện tại.
Đối với người mua: Việc tra cứu thông tin đất đối với người mua cũng quan trọng không kém. Việc kiểm tra này để xác thực các thông tin bên người bán cung cấp có đúng sự thật pháp lý hay không, có đang tranh chấp hay đất có hợp pháp không, có đang trong diện giải phóng mặt bằng, thu hồi hay không. Ở từng khu vực đều được quy hoạch để thực hiện nhiều mục đích, nhiệm vụ khác nhau: khu công nghiệp, đất ở, đất quy hoạch… Qua đó khách hàng sẽ có quyết định cho mảnh đất tùy theo hiện trạng thực tế, mong muốn của bản thân, tránh tình trạng bị lừa trong các giao dịch đất đai. Bởi hiện nay rất nhiều người bị lừa trắng trợn vì không nắm bắt thông tin kịp thời khiến cho kinh tế gia đình suy sụp.
3. Rủi ro khi mua đất quy hoạch
Nếu không tra cứu thông tin đất kĩ, khách hàng có thể mua phải đất quy hoạch và gặp một số rủi ro:
Thứ nhất, đất có thể bị thu hồi bất ngờ: Khu đất nằm trong diện quy hoạch sẽ chờ giải quyết và xử lý và phê duyệt từ cơ quan thẩm quyền nên tốn không ít thời hạn. Tuy nhiên, tiến trình giải quyết và xử lý mau hay chậm không một ai đoán trước. Nếu dùng để xây nhà tại, nông trại có cơ sở vật chất chắc như đinh sẽ gây thiệt hại khi tịch thu. Trước tiên chính là do cây cối chưa tới độ hoàn toàn có thể thu hoạch, chăn nuôi – thủy hải sản chưa thể bán .
Và hơn nữa, chi phí bồi thường theo giá nhà nước nên cũng không hề cao để bù lại phần lỗ này. Do đó, khi mua đất quy hoạch, khách hàng chỉ nên dùng để sử dụng buôn bán, nuôi trồng thời hạn ngắn ngày. Không nên đầu tư quá nhiều, nhất là nhà ở để tránh tổn thất cũng như thụ động trong sinh sống cá nhân.
Thứ hai, không nắm chắc được dự án quy hoạch sẽ thực hiện: Tin tức trước khi có thông tin, văn bản đơn cử đều chỉ là “ lời đồn ”. Mà đã là đồn thổi thì hoàn toàn có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Nhiều người cố ý nghe giới cò đất đồn thổi nên cố mua mảnh đất trong diện này với giá “chát” mong đợi ngày này nằm cạnh khu quy hoạch. Chẳng hạn như gần đường sá, đô thị, … hoàn toàn có thể lan rộng ra kinh doanh thương mại. Song nếu kế hoạch tịch thu quy hoạch đất bị hủy bỏ, những ai bỏ ngân sách mua đất cao sẽ trở về tay trắng.
Thứ ba, bị mất tiền do bị lừa đảo trong mua bán đất: Với những loại đất quy hoạch thường có những khâu rắc rối trong cấp quyền sử dụng đất. Vì thế, khi muốn triển khai mua đất cũng phải kiểm tra rất đầy đủ những thông tin. Nắm chắc được điều này giúp khách hàng có thể hạn chế được rủi ro tiềm ẩn bị lừa khi mua dạng đất này.
4. Cách tra cứu thông tin đất trực tiếp
Theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, người dân có quyền khai thác hệ thống thông tin đất đai do Nhà nước cung cấp thông qua phiếu yêu cầu.
Cách tra cứu số thửa đất đai trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cách thức chính xác nhất, được nhiều người áp dụng. Độ tin tưởng khi tra cứu trực tiếp sẽ đảm bảo đúng 100%.
Tuy nhiên, nhược điểm của cách thức này sẽ mất nhiều thời gian. Vì cần có sự hợp tác của người bán cũng như phải thực hiện các thủ tục hành chính. Trường hợp chủ thửa đất không muốn công khai thông tin, không hợp tác bạn sẽ khó lòng mà tra cứu được và đặc biệt thủ tục cung cấp thông tin sẽ mất phí.
Các bước tra cứu thông tin thửa đất trực tiếp:
Bước 1: Điền phiếu yêu cầu/văn bản yêu cầu cung cấp thông tin đất đai
Bước 2: Nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Văn phòng đăng ký đất đai thuộc sở Tài Nguyên và Môi trường hoặc UBND cấp xã.
Bước 3: Tiếp nhận yêu cầu: khi nhận được yêu cầu từ cá nhân tổ chức, cơ quan công chức sẽ tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính cho người yêu cầu. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin sẽ phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Bước 4: Trả kết quả: Nếu phiếu, văn bản yêu cầu được tiếp nhận trước 15 giờ thì thông tin sẽ được cung cấp ngay trong ngày. Trong trường hợp nhận sau 15 giờ thì kết quả sẽ được cung cấp vào ngày làm việc tiếp theo.
– Chi phí phải trả để được cung cấp thông tin do cơ quan cung cấp quy định bao gồm:
+ Phí khai thác và sử dụng tài liệu;
+ Phí in ấn, sao chụp;
+ Chi phí gửi tài liệu (nếu có).
5. Hướng dẫn tra cứu thông tin đất online
Trước đây, khi muốn tra cứu số thửa đất, quyền sở hữu và các thông tin khác người dân sẽ phải đến trực tiếp UBND quận, huyện nơi cư trú gặp cán bộ chuyên trách để tìm hiểu thông tin và giải đáp các thắc mắc.
Hiện nay, thay vì phải tốn thời gian, công sức di chuyển và làm đủ loại thủ tục người dân có thể dễ dàng tra cứu dữ liệu đất đai trên Internet hoặc phần mềm tra cứu thông tin đất đai.
Hiện tại, một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai,… đã cung cấp website và app tra cứu thông tin số thửa đất, quyền sử dụng đất,… Với các tỉnh thành khác, hệ thống hiện chưa được phát triển, hãy lưu ý nhé!
Chẳng hạn, các bước tra cứu thông tin thửa đất tại Hồ Chí Minh như sau:
Bước 1: Truy cập website: https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn/
Bước 2: nhấp vào hình kính lúp tìm kiếm và lựa chọn loại điền thông tin phù hợp.
Bước 3: Điền đầy đủ thông tin và bấm vào tìm kiếm.
6. Tra cứu thông tin đất qua phần mềm tra cứu thông tin đất đai
Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet khách hàng có thể dễ dàng tra cứu thông tin đất đai chỉ với vài thao tác. Nhanh chóng, tiện dụng không tốn công sức di chuyển, chờ đợi so với cách tra cứu trực tiếp, tra cứu bằng phần mềm hay ứng dụng là giải pháp hoàn hảo cho cuộc sống số hiện nay.
Bước 1: Tải phần mềm “Quy hoạch sử dụng đất TP Hà Nội” về máy.
Bước 2: Khởi động ứng dụng vừa tải về và tra cứu bằng một trong 3 cách sau:
– Tra cứu bằng GPS: Bật dịch vụ định vị trên điện thoại. Khởi động ứng dụng > Chọn Bản đồ quy hoạch > Chọn biểu tượng định vị góc dưới màn hình để xem quy hoạch chi tiết tại vị trí bạn đang đứng.
– Tra cứu bằng tọa độ: Chọn vào biểu tượng tìm kiếm (kính lúp) ngay góc trái màn hình > Nhập vào dãy tọa độ như theo hướng dẫn.
– Tra cứu bằng số tờ, thửa: Chọn biểu tượng kính lúp > chọn nhập số tờ, thửa > Tìm kiếm.
Ngoài các cách kiểm tra trên bằng những phần mềm của sở tài nguyên môi trường. Quý khách còn có thể kiểm tra thông tin đất có quy hoạch hay không bằng những cách liên hệ công ty, dịch vụ nhà đất ở địa phương, họ là những người nắm rõ những vấn đề quy hoạch đất đai. Những công ty này sẽ giúp quý khách tìm thông tin quy hoạch đất đai một cách nhanh chóng nhất.
Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw đối với nội dung Tra cứu thông tin đất đai?? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.