Hạn mức đất ở theo Luật đất đai 2013

Hạn mức đất ở theo Luật đất đai 2013

Việc phân bổ đất đai một cách hợp lý là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhà nước sẽ tiến hành giao đất; trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Bên cạnh việc giao đất này Nhà nước cũng đặt ra những quy định về hạn mức đất giao đất; công nhận đất để nhằm đảm bảo ổn định về quỹ đất; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Để hiểu rõ hơn về hạn mức đất ở theo Luật đất đai 2013, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật đất đai 2013

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Hạn mức đất ở là gì?

Hạn mức đất ở là diện tích tối đa cho người sử dụng đất được hưởng các quyền lợi hoặc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định, ngoài hạn mức đó, người sử dụng đất đai sẽ bị hạn chế quyền lợi hoặc không được áp dụng các chế độ miễn giảm theo quy định. Hiện nay, hạn mức giao đất theo quy định gồm có 2 loại. Đó là hạn mức giao đất nông nghiệp và hạn mức giao đất thổ cư – đất ở. Đất ở hiện nay được chia làm 02 loại; Gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.

2. Hạn mức giao đất ở theo luật đất đai 2013

Hạn mức giao đất ở khác với các quy định về hạn mức đất nông nghiệp. Nếu như hạn mức đất nông nghiệp phân theo từng loại đất nông nghiệp; và khu vực xác định là phân theo đồng bằng; miền núi trung du. Thì hạn mức giao đất ở sẽ theo các quy định về hạn mức tại từng địa phương.

2.1 Đất ở tại nông thôn

Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn; gồm: đất để xây dựng nhà ở; xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất ; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Theo khoản 3 Điều 143 Luật Đất đai năm 2013; căn cứ vào quỹ đất của địa phương; quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân như sau:

– Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn; gồm đất để xây dựng nhà ở; xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thô, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Căn cứ vào quỹ đất của địa phương; và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương

Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng; công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân; vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn. Đồng thời cũng khuyến khích việc Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất thuộc khu vực dân cư có sẵn và hạn chế mở rộng đất ở trên đất nông nghiệp thông qua hình thức chuyển mục đích sử dụng đất.

2.2 Đất ở tại đô thị

Căn cứ tại Điều 144 Luật Đất đai năm 2013, đất ở tại đô thị được quy định như sau:

– Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ;, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp; bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.

– Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị; có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương; quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

– Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.

Theo đó, đất ở tại đô thị bao gồm: đất để xây dựng nhà ở; xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương mình. Để từ đó đưa ra các quy định về hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

3. Thẩm quyền quy định hạn mức đất ở

Theo quy định tại Điều 143, Điều 144 Luật Đất đai 2013 về thẩm quyền quy định hạn mức đất:

Thứ nhất, đất ở tại nông thôn: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất phù hợp với điều kiện và tập quán địa phương.

Thứ hai, đất tại đô thị: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

4. Quy định pháp luật về hạn mức giao đất ở

Việc xác định diện tích đất trong hạn mức phải đảm bảo nguyên tắc mỗi hộ gia đình (bao gồm cả hộ gia đình hình thành do tách hộ theo quy định của pháp luật), cá nhân chỉ được xác định diện tích đất trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở một lần và trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong các trường hợp sau:

+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì hộ gia đình, cá nhân đó được cộng dồn diện tích đất của các thửa đất để xác định diện tích đất trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở nhưng tổng diện tích đất lựa chọn không vượt quá hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở tại địa phương nơi lựa chọn đầu tiên.

+ Hộ gia đình, cá nhân đồng sở hữu quyền sử dụng đất của 01 thửa đất, diện tích trong hạn mức giao đất ở được xác định như sau: Trường hợp các hộ gia đình, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tách thửa đất cho mỗi hộ thì việc xác định diện tích trong hạn mức để tính thu tiền sử dụng đất được tính theo từng thửa đất khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận và theo nguyên tắc mỗi hộ gia đình, cá nhân được tách thửa chỉ được xác định diện tích đất trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận đất ở một lần và trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 45/2014/NĐ-CP.

+ Trường hợp các hộ gia đình, cá nhân không thực hiện hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tách thửa đất thì việc xác định diện tích trong hạn mức giao đất ở được tính theo tiêu chuẩn xác định hạn mức của hộ gia đình hoặc cá nhân được cử là đại diện các đồng sở hữu làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận.

+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận thừa kế quyền sử dụng đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp mà không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, nay được cấp đổi Giấy chứng nhận thì không được tính là một lần đã xác định diện tích đất trong hạn mức để tính thu tiền sử dụng đất theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 45/2014/NĐ-CP.

Trên đây tư vấn của Phamlaw về hạn mức đất ở theo Luật đất đai 2013, nếu bạn có những thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp tư vấn pháp luật đất đai, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm:

 

5/5 - (1 bình chọn)