Quy định về khung giá đất theo Luật Đất đai 2013

Quy định về khung giá đất theo Luật Đất đai 2013

Định giá đất là vấn đề cực kỳ nhậy cảm, phức tạp, trực tiếp liên quan đến lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và hàng triệu người dân. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản làm xẩy ra những vụ khiếu kiện kéo dài, dai dẳng, gay gắt và vô cùng phức tạp. Vì vậy, trong quá trình xây dựng Luật Đất đai 2013 nội dung này có đưa ra 2 phương án cụ thể như sau:

Quy Dinh Ve Khung Gia Dat Theo Luat Dat Dai 2013
Quy định về khung giá đất theo Luật Đất đai 2013

Thứ nhất: Chính phủ quy định khung giá đất, giá đất thuộc khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Khi giá đất trên thị trường có biến động 20% so với khung giá đất và giá đất tại khu vực giáp ranh và thời gian tăng, giảm liên tục 180 ngày trở lên thì điều chỉnh cho phù hợp. Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất, khung giá các loại đất và giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng bảng giá đất tại địa phương; khi giá đất thị trường tăng hoặc giảm trên 20% so với bảng giá đất và thời gian tăng hoặc giảm phải liên tục từ 60 ngày trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất; trường hợp chưa kịp điều chỉnh bảng giá đất phù hợp với giá đất thị trường thỉ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nguyên tắc và phương pháp định giá đất quyết định giá đất cụ thể; Bỏ quy định ban hành giá đất vào ngày 01 tháng 01 hàng năm; giá đất trong bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ tính tiền sử dụng đất khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; tính tiền thuê đất khi nhà nước cho thuê đất; tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất; tính các khoản thuế liên quan đến đất đai; tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai; tính tiền bồi thường cho nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai; tính tiên xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

Thứ hai: Tiếp tục duy trì quy định về khung giá đất và bảng giá đất như phương án 01. Khung giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm 1 lần và được công bố vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ năm (05) năm một lần và được công bố vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ để áp dụng cho 05 trường hợp: (1) tính tiên sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; (02) tính các khoản thuế liên quan đến đất đai; (3) tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai; (4) tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; (5) tính tiền bồi thường cho nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể (không được thấp hơn trong bảng giá đất) để áp dụng cho 04 trường hợp:

  • Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Công nhận quyền sử dụng đất đối với tổ chức sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định;
  • Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
  • Tính tiền bồi thường nhà nước khi thu hồi đất.

Để khắc phục những bất cập trong việc định giá đất Điều 113 Luật Đất đai 2013 quy định về khung giá đất như sau: Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp.

Điều 113, Luật Đất đai 2013 được hướng dẫn, sủa đổi, bổ sung bởi Nghị định 96/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/12/2019 và thay thế Nghị định 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014.

Theo Nghị định 96/2019/NĐ-CP thì:

Khung giá đất vẫn giữ nguyên gồm 02 nhóm đất:

– Nhóm đất nông nghiệp: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.

– Nhóm đất phi nông nghiệp: đất ở tại nông thôn, đô thị; đất thương mại – dịch vụ tại nông thôn, đô thị; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại – dịch vụ tại nông thôn, đô thị.

UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế, khi xây dựng bảng giá đất tại địa phương mình được:

– Điều chỉnh mức giá đất tối đa trong bảng giá đất.

– Bảng giá đất điều chỉnh cao hơn không quá 20% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Phamlaw đối với Quy định về khung giá đất theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2020. Mọi vướng mắc Quý khách hàng, Quý bạn đọc có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp lý chuyên sâu của Phamlaw 1900 để được hỗ trợ. Liên hệ các dịch vụ như: Sang tên sổ đỏ, gia hạn dự án, xin cấp đất dự án, tách thửa và các dịch vụ pháp lý về đất đai, vui lòng kết nối đến 02 đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508, Phamlaw sẵn sàng hỗ trợ.

————–

Bộ phận tư vấn Luật Đất đai – Phamlaw

Xem thêm:

 

 

Rate this post