Sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa hành chính

Câu hỏi: Về Sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa hành chính

Về sự tham gia của đại diện VKS tại phiên tòa hành chính, Luật tố tụng hành chính có quy định: Tại phiên tòa, đại diện VKS không phát biểu quan điểm về hướng giải quyết vụ án mà chỉ phát biểu về ý kiến thủ tục tố tụng. Như vậy, việc hỏi tại phiên tòa theo quy định tại khoản 1 Điều 177 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì VKS có quyền hỏi về việc gì và hỏi ai?

Trả lời: (mang tính chất tham khảo)

Su Tham Gia Cua Dai Dien Vien Kiem Sat Tai Phien Toa Hanh Chinh
Sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa hành chính

Chào bạn, với trường hợp trên của bạn Phamlaw xin được tư vấn cho bạn như sau:

Điều 190 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định việc phát biểu của Kiểm sát viên: “Sau khi những người tham gia tố tụng tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.

Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.

Tại khoản 2 Điều 148 Luật Tố tụng hành chính quy định việc hỏi tại phiên tòa như sau:

Tại khoản  1 Điểm d Điều 177 Luật Tố tụng hành chính quy định Thứ tự và nguyên tắc hỏi tại phiên tòa như sau”

“1. Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định tại Điều 176 của Luật này, theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa, thứ tự hỏi của từng người được thực hiện như sau:

a) Người khởi kiện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện hỏi trước, tiếp đến người bị kiện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

b) Người tham gia tố tụng khác;

c) Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;

d) Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.”

Như vậy, Kiểm sát viên có quyền tham gia việc hỏi đối với các đương sự, và cũng không bị hạn chế về nội dung câu hỏi, nhưng phải tuân theo thứ tự nêu trên.

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi đối với trường hợp của bạn, nếu còn vướng mắc bạn vui lòng kết nối đến số điện thoại hotline của chúng tôi để được tư vấn.

Trân trọng./

=========================
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.

Công ty tư vấn Luật Phamlaw


 

 

 

Rate this post