Thứ nhất: Bổ sung chứng cứ mới
Căn cứ theo Điều 189, Luật Tố tụng hành chính năm 2010 thì:
– Trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền bổ sung chứng cứ mới.
– Toà án cấp phúc thẩm tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự tiến hành xác minh chứng cứ mới được bổ sung. Toà án có thể thực hiện ủy thác xác minh chứng cứ theo quy định.
Thứ hai: Về phạm vi xét xử phúc thẩm
Theo quy định luật tố tụng hành chính thì Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Thứ ba: Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
Cũng căn cứ the0 Điều 191, Luật Tố tụng hành chính năm 2010 có quy định như sau:
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công làm Chủ toạ phiên toà phải ra một trong các quyết định sau đây:
- a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
- b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
- c) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
- Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, nhưng không được quá 30 ngày.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà phúc thẩm; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 60 ngày.
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Trên đây các quy định của phá luật mà người khởi kiện hoặc người bị kiện cần phải nắm rõ trước khi mở phiên tòa phúc thẩm. Nếu còn vướng mắc, Quý bạn đọc, Quý khách hàng vui lòng kết nối đến các luật sư, chuyên gia pháp lý của Phamlaw để được hỗ trợ và tư vấn triệt để qua số tổng đài tư vấn chuyên sâu 1900 2118.