Mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai

Mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai

Việc đền bù, bồi thường và giải phóng mặt bằng khi Nhà Nước thu hồi đất đai là một vấn đề quan trọng và cũng là vấn đề thắc mắc chủ yếu của chủ thể bị thu hồi đất. Khiếu nại đền bù đất đai là một thủ tục của người dân với cơ quan quản lý nhà nước trong việc xem xét mức giá và giá trị bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất sau khi có quyết định thu hồi, quyết định bồi thường quyền sử dụng đất. Để hiểu rõ hơn về mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật đất đai 2013

Nghị định 45/2014/NĐ-CP

Luật Khiếu nại 2011;

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Khiếu nại đất đai là gì?

Căn cứ điều 30 Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.”

Trong quan hệ pháp luật đất đai, người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình, được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai.

Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất theo thủ tục của Luật Khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai

Trong lĩnh vực đất đai, việc khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết là nghĩa vụ của người khiếu nại (theo Điểm a, khoản 2, Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011). Do đó, việc xác định được chủ thể có thẩm quyền là vấn đề rất quan trọng.

Căn cứ theo quy định của pháp luật, việc phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được quy định như sau:

– Chủ tịch UBND các cấp giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai của mình, của người do mình quản lý trực tiếp;

– Thủ trưởng các cơ quan quản lý đất đai và các cơ quan, đơn vị liên quan khác giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai của mình hoặc của cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp;

– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường giải quyết lần đầu đối với khiếu nại quyết định hành chính của mình hoặc của người mình trực tiếp quản lý;

– Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai về đất đai thuộc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc mà thủ trưởng các quan đơn vị này đã giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng quyết định giải quyết đó không được người sử dụng đất đồng ý, tiếp tục khiếu nại lên cấp trên.

3. Mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai

Đơn khiếu nại đền bù đất đai là văn bản dùng để gửi đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyền khiếu nại của người có quyền khiếu nại. Mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai được sử dụng khi người dân không đồng ý với phương án bồi thường khi giải phóng mặt bằng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Khi viết đơn khiếu nại đền bù đất đai cần có những nội dung sau:

  • Quốc hiệu tiêu ngữ là một trong những nội dung không thể thiếu trong đơn, Ngày tháng năm viết đơn.
  • Tên đơn, cụ thế là ĐƠN KHIẾU NẠI ĐỀN BÙ ĐẤT ĐAI
  • Phần kính gửi: Ghi cụ thể cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
  • Thông tin cá nhân của người viết đơn như họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND, CCCD, địa chỉ thường trú.
  • Nội dung đơn trình bày rõ đối tượng khiếu nại, nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại về quyết định bồi thường đất đai, yêu cầu của người khiếu nại.
  • Cuối đơn người khiếu nại ký và ghi rõ họ tên.

Quý khách hàng có thể tham khảo và giải quyết mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai tại đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….., ngày … tháng … năm…… 

ĐƠN KHIẾU NẠI ĐỀN BÙ ĐẤT ĐAI

Kính gửi: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Tên tôi là: ………………………………. Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………………………………

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………………… cấp ngày …. tháng … năm …… tại……………………………………………………………..

Địa chỉ đăng ký thường trú: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Tôi làm đơn này, xin kính trình bày với Quý cơ quan nội dung vụ việc như sau: (trình bày rõ đối tượng khiếu nại, nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại về quyết định bồi thường đất đai)

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Yêu cầu của người khiếu nại: …………………………………………………………………………………………………………………………………………

Cam kết của người khiếu nại: …………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tài liệu gửi kèm đơn:

1………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

2. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

3. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

Người khiếu nại

(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Thủ tục thực hiện tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại đền bù đất đai

Thủ tục tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại đền bù đất của người khiếu nại sẽ được tiến hành theo các bước dưới đây:

Bước 1. Gửi đơn

– Người khiếu nại gửi đơn và các tài liệu có liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.

– Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì người có thẩm quyền tiếp nhận đơn.

Bước 2. Thụ lý đơn

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết; Trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.

Bước 3. Xác minh nội dung khiếu nại

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm sau:

  • Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
  • Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.

Bước 4. Tổ chức đối thoại

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau.

Việc đối thoại phải được lập thành biên bản. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.

Bước 5. Ra quyết định giải quyết khiếu nại

Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Gửi kết quả giải quyết khiếu nại: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho:

Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw về nội dung mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai mới nhất. Tuy nhiên, trên thực tế việc giải quyết khiếu nại về đất đai còn chưa hiệu quả vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có việc người có thẩm quyền thường ít khi thừa nhận quyết định và hành vi của mình là trái pháp luật. Nếu bạn còn thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp tư vấn pháp luật đất đai, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.

5/5 - (2 bình chọn)