Mã số doanh nghiệp là gì ?

MÃ SỐ DOANH NGHIỆP LÀ GÌ ?

Mã số doanh nghiệp được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hiện nay, quy định về mã số doanh nghiệp có một số thay đổi để thuận tiện hơn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm mã số doanh nghiệp là gì? Dưới đây Luật Phamlaw sẽ giải đáp khái niệm này theo quy định pháp luật mới nhất để quý khách hàng có thể tham khảo.

1. Căn cứ pháp lý

– Điều 29 Luật doanh nghiệp 2020

– Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

2. Nội dung tư vấn

Trong quá trình thành lập doanh nghiệp, việc đăng ký mã số doanh nghiệp là các bước vô cùng quan trọng. Mã số doanh nghiệp sẽ được cấp riêng cho mỗi doanh nghiệp sau khi thành lập. Doanh nghiệp sử dụng mã số này để thực hiện các thủ tục về thuế và BHXH.

Theo quy định tại khoản 1 điều 29 Luật doanh nghiệp 2020 và khoản điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

Như vậy, ta có thể hiểu mã số doanh nghiệp chính là một mã số mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký thành lập doanh nghiệp cấp cho các doanh nghiệp để doanh nghiệp đó sử dụng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của mình. Mã số doanh nghiệp được hiểu như một mã số hóa cho doanh nghiệp để dễ sử dụng hơn, việc quản lý doanh nghiệp về thuế, về lĩnh vực hoạt động, về hiện trạng hoạt động đối với cơ quan nhà nước quản lý về doanh nghiệp cũng sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều.

Sau khi thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số doanh nghiệp (hay còn được gọi là mã số thuế) trước khi đi vào hoạt động chính. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Người nộp thuế chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi không còn tồn tại. Mã số thuế được dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế mà người nộp thuế phải nộp, kể cả trường hợp người nộp thuế kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh tại các địa bàn khác nhau. Mã số thuế công ty đã cấp không được sử dụng để cấp cho người nộp thuế khác. Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh khi không còn tồn tại thì mã số thuế chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.

Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.

Nhận xét

Trước đây khi Luật doanh nghiệp cũ có hiệu lực thì có quy định mã số đăng ký kinh doanh riêng và mã số thuế riêng. Khi muốn được cấp mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế thì công ty phải thực hiện 02 bộ hồ sơ khác nhau. Tuy nhiên sau đó Luật doanh nghiệp hiện hành được ban hành thì quy định này lại có sự sửa đổi, thủ tục cấp mã số thuế và mã doanh nghiệp là một. Nghĩa là khi doanh nghiệp được cấp mã số doanh nghiệp cũng đồng thời mã doanh nghiệp đó là mã số thuế. Việc hợp nhất thủ tục này giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp thuận lợi, dễ dàng quản lý các hoạt động của công ty, nhất là quản lý việc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp. Đồng thời khi hợp nhất thủ tục này là một cũng rút ngắn đi thủ tục hành chính rất nhiều, các doanh nghiệp cũng không phải thực hiện nhiều thủ tục phức tạp, phải chuẩn bị thủ tục khác nhau mới được cấp mã số thuế và mã doanh nghiệp như trước nữa.

Mã số doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và điều hành doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia BHXH của doanh nghiệp. Một trong những điểm mới trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp là tiến hành liên thông trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp cùng với việc khai trình sử dụng lao động, cấp mã số BHXH, đăng ký sử dụng hoá đơn. Theo đó, khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP nêu rõ: Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

Như vậy, mã số doanh nghiệp được sử dụng để thực hiện các thủ tục hành chính về thuế và BHXH liên quan đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp sẽ sử dụng mã số doanh nghiệp là mã số đơn vị tham gia BHXH. Trước đây, Nghị định 78/2015/NĐ-CP chỉ quy định mã số doanh nghiệp là mã số thuế, được dùng để kiểm tra thông tin và giám sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.Theo đó, mã số doanh nghiệp sẽ được các cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về lao động…sử dụng để hỗ trợ các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, kiểm tra và giám sát quá trình kinh doanh cũng như nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp ( Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP). Bên cạnh đó, thông qua mã số doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức có nhu cầu có thể xin cung cấp mã số doanh nghiệp để kiểm tra tình trạng pháp lý và các thông tin cơ bản của các doanh nghiệp khác.

Nội dung bài viết là tất cả những thông tin hữu ích mà Luật Phamlaw muốn gửi đến Khách hàng trong việc tìm hiểu và giải đáp Mã số doanh nghiệp là gì. Trong quá trình tham khảo bài viết, Quý khách hàng cần được tư vấn chuyên sâu hơn xin vui lòng liên hệ Luật Phamlaw qua tổng đài 1900, để được hỗ trợ dịch vụ, vui lòng kết nối 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được hỗ trợ.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)