Thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh nông sản
Kinh doanh nông sản không phải là ngành nghề mới nhưng luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư và người kinh doanh. Bởi Việt Nam là nước nông nghiệp, hình thức kinh doanh này gần như không bao giờ lạc hậu, thậm chí còn rất có tiềm năng phát triển trong tương lai. Để mở công ty sản xuất nông sản ở Việt Nam, doanh nghiệp có thể tiến hành theo các cách thức khác nhau tùy vào điều kiện, tính chất và khả năng của từng người. Vậy thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh nông sản có khó không? Cần những hồ sơ gì? Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật Trồng trọt 2018
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Kinh doanh nông sản là gì?
Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua gây trồng và phát triển của cây trồng. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Kinh doanh nông sản là loại hình kinh doanh sản phẩm của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và ngành công nghiệp gia công chế biến lương thực, thực phẩm, chè, đường, rau quả,… Do hàng hóa nông sản có đặc điểm là rất phong phú, rất được chú trọng đến chất lượng, nguồn gốc. Nên khi kinh doanh nông sản, chúng ta cần nắm chắc khu sản xuất, tập trung, phân tán; các hướng và khu vực tiêu thụ và đặc điểm, chất lượng và thời vụ hàng hóa nông sản cùng loại được đưa ra thị trường ở các khu vực khác.
2. Điều kiện đăng ký kinh doanh nông sản
Điều kiện đăng ký kinh doanh nông sản bao gồm:
- Được thành lập hợp pháp theo pháp lý nhà nước
- Có địa điểm sản xuất giống cây trồng phù hợp với quy hoạch của ngành nông nghiệp, thủy sản, phù hợp với yêu cầu của từng loại. Đồng thời bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với kỹ thuật sản xuất của từng loại
- Có nhân viên kỹ thuật đã qua đào tạo kiến thức về nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, bảo vệ thực vật
- Riêng đối với kinh doanh gạo cần có kho chứa, có cơ sở chuyên xay xát
- Với cơ sở kinh doanh giống cây trồng thì cần có nhân viên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm giống cây trồng
3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh nông sản
Để thành lập doanh nghiệp kinh doanh nông sản trước tiên bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp nói chung, sau đó tùy vào hoạt động kinh doanh nông sản cụ thể là gì mà sẽ cần phải thực hiện các thủ tục bổ sung để xin giấy phép con tương ứng cũng như đáp ứng những điều kiện cụ thể. Dưới đây, Luật Phamlaw sẽ hướng dẫn Quý khách hàng các bước để thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh nông sản.
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp hợp lệ
Tùy vào loại hình doanh nghiệp định thành lập, nhà đầu tư chuẩn bị bộ hồ sơ tương ứng theo quy định tại điều 19 – 22 Luật Doanh nghiệp 2020. Về cơ bản thì bộ hồ sơ thường bao gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên/cổ đông công ty
- Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty, các thành viên trong công ty
- Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính)
Nhà đầu tư có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp qua các phương thức sau đây:
- Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Bước 3: Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đáp ứng đủ các điều kiện, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
- Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Ngoài giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là một tài liệu bắt buộc đối với cơ sở kinh doanh nông sản. Loại giấy này giúp cơ quan nhà nước dễ dàng kiểm soát chất lượng nông sản của doanh nghiệp, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trước vấn đề thực phẩm bẩn và thực phẩm có chứa chất độc hại hiện nay.
Để có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở kinh doanh nông sản phải thực hiện các thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Bản vẽ phương án thiết kế mặt bằng và khu vực xung quanh
- Sơ đồ quy trình sơ chế, sản xuất, đóng gói và bảo quản tại cơ sở
- Mô tả cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Giấy chứng nhận tham gia tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời hạn 5 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ) cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi bổ sung. Thời hạn sửa đổi, bổ sung đối với cơ sở kinh doanh nông nghiệp là 30 ngày.
Bước 4: Thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn thẩm định để kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở. Sau đó chỉ định kết quả “Đạt” hoặc “không đạt” hoặc “Chờ hoàn thành” trong Biên bản thẩm định. Nếu kết quả là “không đạt” hoặc “Chờ hoàn thành”, vui lòng ghi rõ lý do.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Do kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “đạt” nên cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc. Nếu không được cấp giấy chứng nhận thì cũng phải có văn bản thông báo rõ lý do.
Trên đây là tư vấn của Phamlaw về thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh nông sản hiện nay. Nếu bạn có những thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.