Thủ tục doanh nghiệp cần làm sau khi đăng ký thành lập

Thủ tục doanh nghiệp cần làm sau khi đăng ký thành lập

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau: hiện nay tôi vừa hoàn thiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Vậy sau khi có được đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp tôi cần phải thực hiện thủ tục gì không? Kính mong được Quý luật sư tư vấn.

(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw)

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã gửi câu hỏi đến cho Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw. Về thắc mắc của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn qua bài viết dưới đây:

Thủ tục doanh nghiệp cần làm sau khi đăng ký thành lập
Thủ tục doanh nghiệp cần làm sau khi đăng ký thành lập

Thủ tục doanh nghiệp cần làm sau khi đăng ký thành lập

Công việc đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện đó là đăng ký khắc con dấu doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Trên con dấu của doanh nghiệp phải thể hiện các thông tin sau: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp. Sau khi doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có mã số doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tiến hành khắc dấu và thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trước khi sử dụng. Thủ tục thông báo mẫu dấu hiện nay được thực hiện bằng phương pháp nộp hồ sơ qua mạng và doanh nghiệp không cần nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng ký kinh doanh khi hồ sơ hợp lệ như các thủ tục khác. Đây là một điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp có thể tự nộp hồ sơ ngay tại trụ sở của mình.

Công việc thứ hai mà doanh nghiệp cần thực hiện sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đó là tiến hành việc kê khai và nộp các loại thuế như sau:

  • Thuế môn bài: Đối với doanh nghiệp mới thành lập, chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải nộp thuế môn bài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp mới thành lập có phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh thì phải khai, nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp thành lập vào thời điểm 6 tháng đầu năm thì phải nộp thuế môn bài của cả năm, các doanh nghiệp thành lập vào 6 tháng cuối năm thì chỉ phải nộp thuế môn bài của nửa năm.

Hồ sơ khai thuế môn bài là Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung).

  • Thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp mới thành lập phải thực hiện phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo một trong hai phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp tính trực tiếp.

Đối với phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế (bao gồm doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh). Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý áp dụng phương pháp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế là Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính.

Đối với phương pháp trực tiếp, đây là phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập trừ trường hợp đăng ký nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Người nộp thuế muốn chuyển đổi áp dụng các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng thì gửi thông báo trực tiếp đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng  theo mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung). Hồ sơ khai thuế GTGT tháng, quý tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu là Tờ khai thuế GTGT mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 16/11/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi bổ sung). Hồ sơ khai thuế GTGT tháng, quý tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu là Tờ khai thuế GTGT mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

Khai thuế theo quý được áp dụng với các doanh nghiệp là người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống. Các doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc khai thuế GTGT được thực hiện theo quý. Khi doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì tư năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của năm dương lịch liền kề (12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý. Với doanh nghiệp đủ điều kiện và thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo theo mẫu số 07/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng.

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: doanh nghiệp mới thành lập căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý. Kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp thực hiện kê khai quyết toán thu nhập doanh nghiệp.
  • Thuế thu nhập cá nhân: Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên khai thuế theo tháng.

Trên đây là bài viết tư vấn về thắc mắc của Quý khách liên quan đến Thủ tục doanh nghiệp cần làm sau khi đăng ký thành lập. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 19006284. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ..

 > Xem thêm:

 

5/5 - (1 bình chọn)