Hoạt động góp vốn trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014

Hoạt động góp vốn trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, xin Quý luật sư tư vấn cho tôi về vấn đề như sau: Tôi đang có dự định tham gia góp vốn để cùng với vài người bạn thành lập một công ty cổ phần có vốn điều lệ là 6 tỷ VNĐ. Nếu góp vốn thì tỉ lệ số vốn góp của tôi là 20%. Vậy trong trường hợp công ty sau một thời gian hoạt động mà số vốn điều lệ tăng lên thì tỷ lệ vốn góp của tôi lúc này sẽ được tính như thế nào? Bên cạnh đó thì khi góp vốn vào công ty tôi có được nhận văn bản gì để chứng minh phần vốn góp là của tôi góp vào công ty hay không?

Kính mong được Quý luật sư làm rõ thắc mắc.

Trân trọng cảm ơn!

(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật của PHAMLAW).

Hoạt động góp vốn trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014
Hoạt động góp vốn trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã gửi câu hỏi tói Bộ phận tư vấn pháp luật của PHAMLAW. Về vướng mắc quy định hoạt động góp vố trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014 của Quý khách, PHAMLAW xin được đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Thứ nhất, về văn bản có giá trị pháp lý ghi nhận sự góp vốn vào công ty cổ phần: Quý khách cùng các người bạn tham gia góp vốn để thành lập công ty cổ phần, như vậy Quý khách sẽ là cổ đông sáng lập của công ty. Về cố đông của công ty cổ phần, tại Khoản 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:

“Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.

Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần”.

Như vậy theo quy định của điều luật trên thì danh sách cổ đông sáng lập là văn bản đầu tiên có giá trị pháp lý ghi nhận sự góp vốn của Quý khách vào công ty cổ phần.

Bên cạnh đó, Điều 121 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về sổ đăng ký cổ đông như sau:

“1. Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai loại này.

Sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

c) Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;

d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;

đ) Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.

3. Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu hoặc trích lục, sao chép nội dung sổ đăng ký cổ đông trong giờ làm việc của công ty hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán.

4. Trường hợp cổ đông có thay đổi địa chỉ thường trú thì phải thông báo kịp thời với công ty để cập nhật vào sổ đăng ký cổ đông. Công ty không chịu trách nhiệm về việc không liên lạc được với cổ đông do không được thông báo thay đổi địa chỉ của cổ đông.”

Theo đó, căn cứ vào quy định của điều luật trên thì sổ đăng ký cổ đông chính là văn bản thứ hai ghi nhận sự góp vốn của Quý khách vào công ty cổ phần có giá trị pháp lý. Trong sổ đăng ký cổ đông ghi nhận các thông tin của Quý khách như họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, Số của giấy tờ nhân thân cùng với số lượng cổ phần từng loại Quý khách đã đăng ký và ngày đăng ký cổ phần.

Nói tóm lại, với sự ghi nhận trong danh sách cổ đông sáng lập và sổ đăng ký cổ đông thì việc góp vốn của Quý khách vào công ty đã được công nhận, lúc này Quý khách sẽ có được quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần.

Thứ hai, về tỷ lệ vốn góp khi số vốn điều lệ tăng lên: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển và mở rộng dẫn đến việc tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp là rất phổ biến. Lúc này, số vốn điều lệ tăng lên thì đồng nghĩa với việc tỷ lệ phần vốn góp vào công ty của Quý khách tất nhiên sẽ có sự thay đổi. Ở trường hợp này, tỷ lệ phần vốn góp của Quý khách có thể thay đổi theo hai hướng như sau:

  • Nếu như vốn điều lệ của công ty tăng lên tuy nhiên Quý khách không tiến hành mua thêm cổ phần được chào bán thì tỷ lệ phần vốn góp của Quý khách sẽ không còn là 20% của 6 tỷ mà số phần trăm tỷ lệ sẽ thay đổi tương ứng với số vốn điều lệ mới.
  • Nếu như công ty tăng lên phần vốn góp mà Quý khách vẫn muốn giữ nguyên số tỷ lệ phần vốn góp của mình là 20% thì Quý khách có thể mua thêm cổ phần chào bán để tăng số vốn góp của mình đạt đủ 20% của số vốn điều lệ mới. Vì vậy nếu muốn giữ nguyên tỷ lệ phần vốn góp hoặc muốn tăng thêm tỷ lệ phần vốn góp của mình thì Quý khách bắt buộc phải mua thêm cổ phần được chào bán.

Trên đây là câu trả lời tư vấn của PHAMLAW về vướng mắc quy định “Hoạt động góp vốn trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014”. Nếu Quý khách còn những băn khoăn hay cần hỗ trợ những thông tin tư vấn pháp luật doanh  nghiệp chuyên sâu, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn pháp lý của chúng tôi qua số hotline 1900. Để sử dụng mọi dịch vụ về doanh nghiệp, Quý khách hàng vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn luôn hỗ trợ.

—————————–

Phòng tư vấn pháp lý chuyên sâu – Phamlaw

Dịch vụ của Phamlaw

 

Rate this post