Giải quyết tranh chấp tài sản của cá nhân trong gia đình

Tóm tắt câu hỏi: Giải quyết tranh chấp tài sản của cá nhân trong gia đình

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp như sau: Gia đình tôi có hai an hem. Cả hai anh em đều chưa có gia đình. Chúng tôi đều sống chung với bố mẹ. Trong quá trình sống chung với gia đình, tôi có tạo lập được một số tài sản: một mảnh đất thổ cư đứng tên mình tôi, một chiếc xe ô tô đứng tên tôi, một chiếc xe máy cũng đứng tên tôi và một số tài sản có giá trị khác trong gia đình. Nay tôi muốn lấy những tài sản này của riêng tôi để ra ở riêng vì trong quá trình sống chung đã có nhiều mâu thuẫn phát sinh giữa hai an hem không thể hòa giải được. Do vậy, tôi buộc phải ra ngoài ở riêng. Tuy nhiên, anh trai tôi lại không đồng ý để tôi lấy những tài sản kia đem đi, anh ý còn có thái độ muốn đập phá, dọa tôi nếu lấy cái gì đi anh ấy sẽ đập phá cho hỏng hết. Vậy cho hỏi: bây giờ tôi phải làm gì để giải quyết trường hợp này? Tôi có quyền khởi kiện anh ấy không?

Mong sớm nhận được tư vấn của luật sư, tôi xin cảm ơn!

Giải quyết tranh chấp tài sản của cá nhân trong gia đình
Giải quyết tranh chấp tài sản của cá nhân trong gia đình

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu của mình đến công ty TNHH tư vấn PhamLaw, về câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

2. Luật sư tư vấn

Theo như thông tin bạn cung cấp, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, đối với những bất động sản đứng tên quyền sở hữu của riêng bạn.

Như thông tin bạn cung cấp, những tài sản là bất động sản mà đứng tên quyền sở hữu riêng bạn là mảnh đất, chiếc ô tô, xe máy. Những tài sản này đã đăng ký quyền sở hữu do đó, những tài sản này là tài sản riêng của bạn, bạn chính là chủ sở hữu của những tài sản này. Bởi lẽ, một khi tài sản đặc biệt là bất động sản đã được đăng ký quyền sở hữu thì pháp luật sẽ căn cứ vào giấy đăng ký quyền sở hữu thì ai đứng tên trên giấy tờ đăng ký quyền sở hữu thì người đó sẽ là chủ sở hữu tài sản đó.

Do đó, những tài sản nào mà bạn đứng tên là chủ sở hữu thì anh trai bạn không có quyền đập phá cũng như không có quyền giữ lại các tài sản này. Tuy nhiên, bạn cũng cần có các giấy tờ chứng minh tài sản này là tài sản do bạn tạo lập nên qua các giao dịch hợp lệ, hóa đơn, chứng từ, hợp đồng mua bán, chuyển nhượng,… để có bằng chứng cụ thể hơn cho bạn, đảm bảo quyền lợi cho bạn (đương nhiên sẽ phải kèm theo Giấy đăng ký quyền sở hữu của các tài sản này).

Thứ hai, những tài sản được xác định là tài sản sở hữu chung của các thành viên gia đình.

Căn cứ theo Điều 212 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định sở hữu chung của các thành viên gia đình:

1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.”

Như vậy, những tài sản bạn không thể chứng minh được là tài sản riêng của bạn hoặc những tài sản này được đăng ký quyền sở hữu mà tên đăng ký quyền sở hữu là hộ gia đình, tài sản không có đăng ký quyền sở hữu nhưng do các thành viên gia đình cùng đóng góp và được sử dụng chung thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận.

Theo đó, trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 209. Sở hữu chung theo phần

1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo đó, đối với những sản này, bạn nên thỏa thuận với anh trai của bạn để hai bên hòa giải, giải quyết với nhau. Còn nếu không thể thỏa thuận được thì bạn cần chứng minh được đối với những tài sản này thì bạn được sở hữu bao nhiêu phần trong số tài sản này, bạn sẽ được hưởng phần giá trị tài sản tương ứng.

Trong trường hợp của bạn, bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự theo khoản 2 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: “2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

Tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh trai bạn cư trú là Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc này cho bạn (theo điểm a khoản 1 Điều 39, điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

Trên đây là tư vấn của công ty Luật TNHH tư vấn PhamLaw về Giải quyết tranh chấp tài sản của cá nhân trong gia đình. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính 1900 của công ty TNHH tư vấn PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Hãy đến với Công ty Luật Phạm Law để nhận được dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng.

Rất mong nhận được sự hợp tác của khách hàng!

Trân trọng!

 

 

3/5 - (2 bình chọn)