Công ty mẹ – công ty con là gì?
Mô hình công ty mẹ – công ty con đã ra đời từ lâu, là hình thức liên kết được ưa chuộng trong nền kinh tế. Hiện có nhiều tập đoàn lớn được tổ chức theo mô hình công ty mẹ – công ty con trong đó luôn có một công ty đóng vai trò trung tâm, điều phối hoạt động của công ty con. Vậy công ty mẹ – công ty con là gì? Kính mời quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây của Luật Phamlaw chúng tôi.
Về phương diện kinh tế, khái niệm công ty mẹ – công ty con đã được đề cập trong nhiều công trình, bài viết, ví dụ:
Theo diễn giải của chuẩn mực kế toán quốc tế ISA (International Accounting Standard) công ty mẹ là một thực thể pháp lý có ít nhất một đơn vị trực thuộc là công ty con, và công ty con là thực thể pháp lý bị kiểm soát bởi công ty mẹ. Kiểm soát được hiểu là việc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp hơn 50% số phiếu bầu, hoặc việc sở hữu 50% số phiếu bầu hoặc ít hơn những năm quyển đổi với hơn 50% số phiếu bầu theo sự thỏa thuận với các cổ đông khác, hoặc nắm quyền lãnh đạo, điều hành liên quan đến các chính sách tài chính hay sản xuất kinh doanh của công ty và được quy định tại điều lệ, theo sự thỏa thuận hay hợp đồng, hoặc có quyền bổ nhiệm hay miễn nhiệm phần lớn các thành viên của hội đồng quản trị/hội đồng thành viên, ban lãnh đạo, hay có quyền quyết định, định hướng đến phần lớn số phiếu bầu tại các cuộc họp hội đồng quản trị/hội đồng thành viên.
Theo Ủy ban Hiệu chuẩn Tài chính doanh nghiệp Mỹ: công ty mẹ là công ty nắm quyền chi phối tới người ra quyết định các chính sách hoạt động kinh doanh và tài chính (Đại hội đồng cổ đông hoặc các cơ quan tương tự khác và được gọi là “người ra quyết định”) của một chủ thể khác (công ty, công ty hợp danh, và các chủ thể khác, bao gồm cả những doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật doanh nghiệp tư nhân), và các chủ thể khác đó là công ty con”. Cũng theo Ủy ban Hiệu chuẩn Tài chính doanh nghiệp Mỹ, khi công ty mẹ và công ty con có quyền chi phối tới người ra quyết định của một chủ thể khác, thì chủ thể đó cũng được coi là công ty con, trong đó một công ty được coi là chi phối với công ty khác nếu:
– Sở hữu hơn 50% vốn sở hữu hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty khác đó, hoặc
– Sở hữu hơn 40% nhưng không vượt quá 50% vốn của công ty đó, cộng thêm một trong các điều kiện nhất định, ví dụ: (i) Ngoài số cổ phần biểu quyết của mình, công ty cần phải kết hợp với số cổ phần biểu quyết của các thành viên hoặc công ty khác có cùng quan điểm hoặc cách giải quyết về đầu tư, nhân sự, tài chính, công nghệ và lĩnh vực quan trọng khác, để đạt được số cổ phần biểu quyết chi phối với các thành viên còn lại, hoặc (ii) Có khả năng tạo ảnh hưởng hoặc chi phối với thành viên hoặc thành viên lãnh đạo (có thể là những thành viên đương nhiệm hoặc thành viên sáng lập), người có thể quyết định vấn đề tài chính, sản xuất để có thể chi phổi Hội đồng quản trị hoặc cơ quan quyển lực tương tự trong công ty khác đỏ, hoặc (iii) Có một hợp đồng/thỏa thuận để có thể chi phối những vấn đề quan trọng như tài chính hoặc chính sách kinh doanh của công ty khác đó.
Theo đó, một công ty mẹ sẽ chỉ phối việc ra quyết định của công ty con, thông qua yếu tố kiểm soát về số vốn, cổ phần có quyền biểu quyết hoặc kiểm soát quyền quyết định qua các phương thức khác nêu trên.
Về phương diện pháp lý, pháp luật nhiều nước đã đưa ra định nghĩa về công ty mẹ – công ty con, tiêu biểu như sau:
Theo Luật Công ty Úc, một công ty là công ty mẹ của một công ty khác nếu (1) kiểm soát cơ cấu hội đồng quản trị của công ty con thông qua bổ nhiệm /miễn nhiệm toàn bộ hoặc đa số thành viên hội đồng quản trị của công ty con, hoặc (2) nắm giữ hoặc có quyền kiểm soát việc nắm giữ hơn 50% số phiếu biểu quyết của công ty con, hoặc (3) nắm giữ hơn 50% số cổ phần đã phát hành của công ty con, hoặc (4) là công ty mẹ của bất kỳ công ty mẹ nào khác của công ty con.
Theo Luật công ty Anh năm 1985, công ty mẹ là công ty nắm giữ cổ phần khống chế (trên 50%) ở công ty khác. Tuy nhiên, theo tu chỉnh năm 1989 để phù hợp với Hướng dẫn chính thức lần thứ 7 về Luật công ty của Cộng đồng châu Âu thì (A) là công ty mẹ của công ty con (B) khi (1) A là cổ đông năm giữ đa số phiếu bầu ở B, (2) A là cổ đông và có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm phần lớn thành viên hội đồng quản trị của B, (3) A có quyền quyết định về.
Tóm lại, cách diễn giải ở mỗi nước và mỗi lĩnh vực có sự khác nhau về khái niệm công ty mẹ, công ty con tùy vào điều kiện, nguyên tắc của từng hệ thống pháp luật, nhưng đều phải xuất phát và phản ảnh được bản chất kinh tế tài chính của mô hình công ty mẹ – công ty con. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con trước hết là yếu tố đầu tư tài chính, công ty mẹ đầu tư tài chính cho công ty con, thông qua quan hệ đầu tư tài chính, công ty mẹ trở thành chủ sở hữu hoặc cổ đông hoặc thành viên góp vốn và có quyền chi phối nhất định đổi với công ty con. Việc nghiên cứu khái niệm công ty mẹ, công ty con tại một số quốc gia phát triển trên thế giới là cơ sở để đổi chiều, so sánh, từ đó đánh giá những điểm tương đồng, khác biệt với khái niệm công ty mẹ, công ty con theo pháp luật Việt Nam.
Khái niệm công ty mẹ – công ty con theo pháp luật Việt Nam
Ngày 12/06/1999, Quốc hội Khóa 10 ban hành Luật Doanh nghiệp, quy định về “cổ phần ca phối” và “cổ phần đặc biệt” thể hiện sở hữu Nhà nước trong một số doanh nghiệp. Dù chưa xác định cơ sở pháp lý cụ thể về công ty mẹ, công ty con, Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã bước đầu đặt nền tảng cho việc xây dựng khái niệm mô hình công ty mẹ, công ty con tại Việt Nam về sau.
Nghị quyết Hội Nghị lần III Ban chấp hành TW Đảng khóa IX đã đề cập “hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh” và “thi điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng việc thực hiện chuyển tổng công ty Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con”. Cụ thể hóa chủ trương, dự thảo Nghị định tổ chức hoạt động và chuyển đổi Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước theo mô hình công ty mẹ – công ty con (tháng 2/2002) cũng đưa ra khái niệm công ty mẹ – công ty con thuộc sở hữu Nhà nước, công ty mẹ là công ty làm chủ sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty khác đi để chi phối với công ty đó và công ty con là công ty do một công ty khác đầu tư toàn bộ vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần chi phối.
Kế thừa các quan điểm nền tảng trước đó, Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định “Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhanh về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác”. Nhóm công ty gồm các hình thức Công ty mẹ – công ty con, Tập đoàn kinh tế, và các hình thức khác (Điều 146 Luật Doanh nghiệp năm 2005). Và một công ty được coi là công ty mẹ của công ty và khác nếu thuộc trường hợp: Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó, hoặc có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty đó, hoặc có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty đó (Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005).
Định nghĩa công ty mẹ, công ty con tại Luật Doanh nghiệp 2014 và hiện nay là Luật Doanh nghiệp 2020 tương đối đồng nhất với Luật Doanh nghiệp 2005: Một công ty được coi là “công ty mẹ” của công ty khác nếu “a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó, hoặc b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa sổ hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, giám đốc ( tổng giám đốc) của công ty đó hoặc c) Có quyền quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty đó) (Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020) .Công ty con là công ty có công ty mẹ thỏa mãn một trong các tiêu chí trên.
Pháp luật chuyên ngành cũng quy định về công ty mẹ, công ty con, Khoản 30 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) 2010 quy định công ty con của Tổ chức tín dụng là công ty thuộc trường hợp: (1) TCTD hoặc TCTD và người có liên quan của TCTD sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết, (2) TCTD có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị Hội đồng thành viên hoặc tổng giám đốc (giảm đốc) của công ty con; (3) TCTD có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con, (4) TCTD và người có liên quan của TCTD trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát việc thông qua nghị quyết quyết định của Đại hội đồng cổ đông hội đồng quản trị hội đồng thành viên của công ty con. Trong đó, người có liên quan của TCTD là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, cá nhân khác thuộc trường hợp quy định tại Khoản 28 Điều 4 Luật các TCTD 2010.
Từ các định nghĩa trong pháp luật nêu trên, có thể thấy khái niệm công ty mẹ – công ty con ở Việt Nam có khả nhiều điểm tương đồng với các quốc gia trên thế giới. Xét về địa vị pháp lý, công ty mẹ và công ty con đều là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập. Mô hình công ty mẹ – công ty con là một tổ hợp các công ty, không phải là một pháp nhân trong khi mỗi công ty bên trong tổ hợp lại là một pháp nhân độc lập. Liên kết giữa chúng được hình thành trên cơ sở chủ yếu là nắm giữ vốn (công ty mẹ nắm giữ một tỷ lệ vốn nhất định trong công ty con đủ để chi phối), hoặc khả năng chi phối trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, giám đốc (tổng giám đốc), hoặc quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty con.
Bên cạnh đó, điểm khác biệt của pháp luật Việt Nam về khái niệm công ty mẹ, công ty con so với thế giới được thể hiện trong pháp luật chuyên ngành. Phạm vi xác định đối tượng công ty con của một TCTD quát rộng hơn so với Luật doanh nghiệp cũng như pháp luật của một số nước. Sự kiểm soát của TCTD với công ty con của không chỉ dưới góc độ kiểm soát trực tiếp mà còn qua kiểm soát gián tiếp. Cụ thể công ty con của một TCTD được xác định thông qua việc sở hữu vốn của không chỉ giới hạn ở chính TCTD mà còn cả người có liên quan của TCTD đỏ, hay như quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả người quản lý quan trọng của công ty con, Điều này thể hiện quan điểm tiếp cận một cách toàn diện về mối quan hệ kiểm soát giữa công ty mẹ, công ty con.
Từ các phân tích nêu trên, Luật Phamlaw đưa ra khái niệm công ty mẹ, công ty con. Công ty mẹ là công ty sở hữu (trực tiếp hoặc gián tiếp) trên 50% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của một công ty khác, hoặc sở hững dưới 50% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của một công ty khác nhưng có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát việc ra quyết định về các vấn đề quan trọng liên quan đến điều lệ, người quản lý chủ chốt của công ty con và các quyết định quan trọng khác của cơ quan quản lý công ty con theo quy định pháp luật. Công ty con là công ty có công ty mẹ thỏa mãn các điều kiện nói trên.
Trên đây là bài viết về Công ty mẹ – công ty con là gì? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.
Công ty mẹ – công ty con là gì – Luật Phamlaw