Những điểm mới đáng lưu ý của luật HN & GĐ năm 2014

Không cấm kết hôn đồng giới, tăng độ tuổi kết hôn đối với nữ giới, quy định về hợp đồng sống thử, cho phép mang thai hộ…là những chế định luật Hôn nhân và gia đình mới hết sức tiến bộ.

>>> Tư vấn pháp luật miễn phí

Luật hôn nhân gia đình 2014 đã chính thức được thông qua và sẽ có hiệu lực kể từ 1-1-2015. Luật HNGĐ 2014 có những điểm mới đáng chú ý sau:

1. Không cấm kết hôn đồng giới

Về hôn nhân đồng giới, luật HNGĐ 2000 quy định cấm kết hôn đồng giới, và vì cấm nên đi kèm sẽ có chế tài, xử phạt.

Nay, theo luật mới, từ 1-1-2015, Luật HNGĐ 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng quy định cụ thể “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính-Khoản 2 Điều 8”. Như vậy những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn tuy nhiên sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra. Đây cũng được coi là một bước tiến nhỏ trong việc nhìn nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước ta trong tình hình xã hội hiện nay.

2. Nâng độ tuổi kết hôn

Nâng độ tuổi kết hôn của nữ thành đủ 18 tuổi thay vì vừa bước qua tuổi 18 như quy định tại Luật HNGĐ 2000.

Luật mới quy định tuổi kết hôn đối với nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên đối nữ và với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên. Sở dĩ có việc thay đổi này là vì nếu quy định tuổi kết hôn của nữ là vừa bước qua tuổi 18 thì quy định này là không thống nhất với Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự. Đó là, theo Bộ luật Dân sự người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý…

Còn theo Bộ luật Tố tụng dân sự thì đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Như vậy, nếu cho phép người chưa đủ 18 tuổi kết hôn là không hợp lý, thiếu đồng bộ và làm hạn chế một số quyền của người nữ khi xác lập các giao dịch như quyền yêu cầu ly hôn thì phải có người đại diện.

3. Chính chức cho phép mang thai hộ

Luật HNGĐ mới chính thức cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Việc mang thai hộ chỉ được áp dụng khi có đầy đủ các điều kiện về cả người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ. Tuy nhiên Luật lại chỉ cho phép người thân thích cùng hàng bên vợ hoặc bên chồng mới được mang thai hộ. Quy định như trên vô hình chung sẽ làm hạn chế rất nhiều trường hợp không tìm được người mang thai hộ. Và nếu may mắn tìm được thì có thể người họ hàng đó không có đủ điều kiện giúp mang thai như quy định của Luật khi trong tình hình xã hội hiện nay “bà con họ hàng” cũng… không có nhiều như ngày trước.

4. Tài sản của vợ chồng khi kết hôn

Quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định chưa rõ ràng về chế độ sở hữu của vợ chồng, thiếu cơ chế công khai minh bạch về tài sản chung, tài sản riêng. Luật hiện hành chủ yếu đề cập đến vấn đề đất đai, còn các tài sản khác như chứng khoán, tài sản trong doanh nghiệp thì chưa được đề cập tới, gây khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Nay, Luật HNGĐ 2014 quy định cụ thể: việc thỏa thuận phải được lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực trước khi kết hôn. Thỏa thuận này vẫn có thể được thay đổi sau khi kết hôn. Quy định này sẽ làm giảm thiểu sự tranh chấp tài sản sau ly hôn của các cặp vợ chồng trong tình hình hiện nay.

5. Thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình mới cũng bổ sung thêm các đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn.

Theo đó, thay vì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn như trước đây thì từ ngày 1-1-2015, cha, mẹ, người thân thích khác cũng có thể yêu cầu giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Chồng không có quyền ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng.

6. Áp dụng tập quán trong HNGĐ

Luật HNGĐ 2014 quy định cụ thể việc áp dụng tập quán trong hôn nhân gia đình so với Luật năm 2000, đó là: chỉ được áp dụng tập quán trong trường hợp pháp luật không có quy định và các bên không có thỏa thuận nhưng không được trái với các nguyên tắc, vi phạm các điều cấm tại Luật này. Quy định hiện hành chỉ quy định “Vận động nhân dân xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc; xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ”. Việc quy định chung chung tạo nhiều kẽ hở, bất cập, gây khó khăn cho tòa án khi xét xử các vụ án về hôn nhân gia đình mà phải áp dụng các phong tục tập quán.

7. Hợp đồng sống thử

Thừa nhận việc sống thử và quy định về quan hệ tài sản, quan hệ về con khi nam nữ ký kết hợp đồng sống chung như vợ chồng…

Rate this post