Doanh nghiệp tư nhân tiếng anh là gì?

Doanh nghiệp tư nhân tiếng anh là gì?

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là một trong những loại hình ra đời tương đối sớm trong lịch sử, được định hình là doanh nghiệp một chủ, quy mô nhỏ, cơ cấu tổ chức và quản lý đơn và được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp năm 2020. Vậy doanh nghiệp tư nhân tiếng anh là gì có lẽ là băn khoăn của nhiều khách hàng? Luật Phamlaw xin được giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Doanh nghiệp tư nhân tiếng anh là gì?

Doanh nghiệp tư nhân tiếng Anh là Private enterprise

– Private có nghĩa là riêng, kín, bí mật; kín đáo.

– Enterprise có nghĩa là tổ chức kinh doanh, hãng, xí nghiệp.

Ngoài ra doanh nghiệp tư nhân tiếng Anh còn được định nghĩa như sau:

A private enterprise is an enterprise that is owned by an individual and self-responsible with its assets for its activities (Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản về hoạt động của mình).

Hiện nay, pháp luật Việt Nam định nghĩa DNTN: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”(khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020).

2. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân theo Luật Doanh nghiệp năm 2020

Từ định nghĩa về DNTN, có thể thấy một số đặc điểm sau của DNTN:

Thứ nhất, DNTN là một đơn vị kinh doanh do một cả nhân bỏ vốn ra và chủ

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 cho thấy, DNTN là một đơn vị kinh doanh đặc biệt hơn so với các doanh nghiệp khác bởi vốn trong doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn ra, thành lập và làm chủ, không có sự liên kết, hùn vôn giữa các thành viên. Cũng chính vì không có sự độc lập về tài sản của DNTN và chủ DNTN nên DNTN được xác định là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Do đó,DNTN thuộc quyền sở hữu của một người, đó chính là chủ doanh nghiệp.

Do tính chất một chủ nên trong DNTN không có sự phân chia quyền hành quản lý và phân chia rủi ro. Chủ doanh nghiệp thông thường là giám đốc, trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng DNTN là một thực tế pháp lý trong nền kinh tế cho nên cũng có trường hợp chủ DNTN không nhất thiết phải trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh mà có thể thuê người khác làm Giám đốc điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh. Người được thuê chỉ làm theo sự ủy quyển của chủ doanh nghiệp.

Xét trên góc độ quản lý, cá nhân – chủ DNTN hoàn toàn độc lập với các chủ thể khác và do đây là loại hình doanh nghiệp một chủ nên chủ DNTN có thể đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, mọi hoạt động kinh doanh đều có thể tiến hành một cách linh hoạt, ứng phó nhanh và hiệu qủa đối với những tác động từ bên ngoài.

Thứ hai, chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “.. do một cá nhân … tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vể mọi hoạt động của doanh nghiệp”.

Trách nhiệm vô hạn có nghĩa là chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản chứ không phải chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã bỏ ra để kinh doanh như một số chủ thể kinh doanh chịu trách nhiệm hữu hạn khác.

Về mặt pháp lý, đây là một đặc điểm rất quan trọng của DNTN bởi chịu trách nhiệm vô hạn có nghĩa trách nhiệm của chủ DNTN đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình tồn tại của DNTN là bao gồm toàn bộ tài sản, điều này đồng nghĩa: Nếu chủ DNTN không có khả năng thanh toán nợ đến hạn bằng vốn kinh doanh thì theo yêu câu của các chủ nợ, Toà án có thể ra quyết định xử lý cả những tài sản mà chủ DNTN không dùng vào kinh doanh để thanh toán nợ và thực hiện các nghĩa vụ tài sản khác.

Trách nhiệm vô hạn là một trong những yêu tố đặc trưng trong địa vị pháp lý của DNTN. Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, nêu làm ăn phát đạt, thu được nhiều lợi nhuận, chủ DNTN được hưởng toàn bộ số lợi nhuận đó. Chủ DNTN có thể dùng số lợi nhuận đó vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay mua sắm tải sản phục vụ cho nhu cầu của bản thân, gia đình nên nếu kinh doanh thua lỗ, họ cũng phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của DNTN và tài sản của cá nhân là chủ sở hữu DNTN về các khoản nợ đến hạn của DNTN.

Như vậy, đôi với DNTN, không có sự phân tách rõ ràng về tài sản của DNTN và tài sản riêng của chủ DNTN. Đây là điểm khác biệt của DNTN so với công ty TNHH hay CTCP mà ở những hình thức doanh nghiệp này thành viên công ty hay cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình.

Thứ ba, DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần (khoản 2, 4 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020). Đặc điểm này có thể được lý giải bởi lý do xuất pháttừ bản chất mang tính đóng của DNTN. Nếu DNTN được phép phát hành chứng khoán sẽ phá vỡ cấu trúc vốn và cơ cấu số lượng thành viên của DNTN, khi đó DNTN sẽ không còn là doanh nghiệp theo đúng cái tên của nó nữa mà sẽ chuyển sang loại hinh doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu khác như công ty TNHH hai thành viên trở lên, CTCP. Quy định này có liên hệ chặt chẽ với những quy định khác về tăng, giảm vốn đầu tư, về giới hạn trách nhiệm. Theo đó, quyển phát hành chứng khoán để huy động vốn từ công chúng được quy định dành cho CTCP với đặc trưng là số lượng cô đông lớn, mô hình quản trị chặt chě, thích hợp cho mô hình kinh doanh lớn, đòi hỏi có số vốn lớn và chế độ tài chính rõ ràng, minh bạch.

Hơn nữa, DNTN không có quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc CTCP. DNTN được xác định là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, mà không có tư cách pháp nhân thì không thể nhân danh pháp nhân tham gia vào các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ góp vồn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH, CTCP. Chủ DNTN muốn góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp phải nhân danh chính mình chứ không được nhân danh DNTN để thực hiện các hoạt động này.

Thứ tư, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN. Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh (khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020). Theo quan điêm truyền thống vể loại hình DNTN, thì không có sự phân biệt về quyền lợi và nghĩa vụ giữa chủ DNTN với DNTN. DNTN là đại diện trực tiếp không thể tách rời chủ DNTN với tư cách là một chủ thể kinh doanh. Do đó, ở bất cứ thời điểm nào, mỗi cá nhân chỉ có thể làm chủ một DNTN. Khi nào DNTN đó chưa chấm dứt sự tổn tại về mặt pháp lý, thì cá nhân đang làm chủ DNTN này không thể đăng ký làm chủ một DNTN khác.

Mặt khác, chủ DNTN là người phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp mà mình là chủ sở hữu. Đây chính là cơ sở bảo đảm an toàn cho các chủ nợ khi tham gia quan hệ với loại hinh doanh nghiệp này, bởi tính rủi ro của chủ DNTN là rất cao, nếu cho phép một cá nhân cùng lúc được tham gia làm chủ sở hữu của nhiều doanh nghiệp khác nhau, mà mỗi doanh nghiệp họ đều phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản, thì không có gì bảo đảm họ sẽ có đủ tài sản để thanh toán cho tất cả các khoản nợ ở tất cả các doanh nghiệp đó. Do vậy, đây là quy định cần thiết nhẳm đảm bảo khả năng thanh toán nợ của chủ DNTN, cũng như đảm bảo quyền lợi cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ với DNTN.

Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw đối nội dung Doanh nghiệp tư nhân tiếng anh là gì? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

5/5 - (1 bình chọn)