Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Với nhu cầu muốn khai thác tối đa lợi thế thị trường trong nước ở các tỉnh thành khác nhau, cũng như mở rộng phạm vi kinh doanh của công ty, các công ty có thể lựa chọn cho mình hình thức thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh. Để hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật về thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Phamlaw.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật doanh nghiệp 2020
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT
Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Các văn bản pháp luật khác có liên quan (Luật Ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng, Luật du lịch, Luật kinh doanh bảo hiểm,…).
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Chi nhánh công ty là gì?
Chi nhánh chính là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thực hiện một phần hoặc là toàn bộ những chức năng của một doanh nghiệp kể cả những chức năng đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp. Hiện nay, chi nhánh là một trong những mô hình mà các doanh nghiệp thường xuyên cân nhắc mỗi khi có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là khi thực hiện việc mở rộng kinh doanh khác tỉnh. So với văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, chi nhánh có những ưu thế như:
- Được sở hữu con dấu riêng mang tên chi nhánh công ty và sẽ thay cho công ty mẹ ký hợp đồng kinh tế;
- Thành lập chi nhánh sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao tiếp với khách hàng thay vì khách hàng bắt buộc phải đến trụ sở chính công ty;
- Chi nhánh sẽ được phép hoạt động kinh doanh và giao dịch giống như công ty mẹ;
- Được chọn lựa chế độ hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh bao gồm các tài liệu sau:
- Thông báo lập chi nhánh;
- Quyết định của Hội đồng thành viên/ Chủ sở hữu công ty/ Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần về việc thành lập chi nhánh công ty;
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
- Giấy chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh;
- Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKDN.
Bước 2: Nộp hồ sơ
– Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh tại: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chi nhánh;
– Đối với khu vực TP. HCM và một số tỉnh thành khác, bạn có thể nộp online hoặc nộp trực tiếp;
– Đối với khu vực Hà Nội, chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến/online.
Bước 3: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
+ Đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần bổ sung: Doanh nghiệp điều chỉnh lại hồ sơ theo nội dung hướng dẫn trong thông báo bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy trình trên.
+ Đối với hồ sơ hợp lệ, được chấp thuận: Phòng đăng ký doanh nghiệp nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Cập nhật thông tin về địa chỉ chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký chi nhán công ty kinh doanh.
Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh tại tỉnh hoặc thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký doanh nghiệp cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp – thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
Ngoài cách nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng kí doanh nghiệp, bạn cũng có thể thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh thông qua việc đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Bước 5: Khắc dấu và đăng ký sử dụng con dấu
Sau khi được cấp giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh khác tỉnh. Công ty, doanh nghiệp nếu có nhu cầu đăng ký sử dụng con dấu thì tiến hành khắc con dấu và đăng ký sử dụng con dấu cho chi nhánh.
Khắc con dấu: Tại các công ty hay cơ sở khắc dấu đủ điều kiện khác dấu.
Đăng ký sử dụng con dấu: Tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư, nơi chi nhánh đặt trụ sở.
Trường hợp chi nhánh công ty doanh nghiệp khác tỉnh không có nhu cầu sử dụng con dấu. Thì cũng không phải khắc dấu và đăng ký sử dụng con dấu.
3. Ưu và nhược điểm khi thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Về ưu điểm, Chi nhánh công ty khác tỉnh hoàn toàn có thể hoạt động kinh doanh như công ty mẹ, được cấp quyền đăng ký con dấu riêng, cũng có thể thay các công ty mẹ để ký hợp đồng kinh tế. Đồng thời, chi nhánh đó cũng có thể kê khai nộp khoản thuế riêng của mình như một đơn vị độc lập trong điều kiện đăng ký là chi nhánh hạch toán độc lập. Việc hoạt động độc lập như vậy sẽ giúp thuận tiện hơn cho khách hàng khi chỉ cần đến chi nhánh gần nhất để giao dịch thay vì việc phải cất công đến trực tiếp trụ sở chính của công ty.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó cũng có những nhược điểm dễ nhận thấy đó là khi thành lập chi nhánh sẽ phải phát sinh thủ tục kê khai thuế độc lập cho chi nhánh đó. Đối với loại hình chi nhánh hạch toán độc lập, vào mỗi dịp cuối năm chi nhánh cần lập báo cáo tài chính cho các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định Luật doanh nghiệp. Hiện nay thì hình thức địa điểm kinh doanh có thể phát sinh được hoạt động kinh doanh mà không cần đến việc thực hiện kê khai thuế mỗi quý và hàng năm. Do đó, nếu công ty có quyết định thành lập một chi nhánh hạch toán độc lập có thể lựa chọn việc làm thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY KHÁC TỈNH
– Thành lập chi nhánh khác tỉnh phải có con dấu và hóa đơn riêng, chi nhánh chỉ cần nộp thuế môn bài, thuế GTGT phát sinh, còn thuế TNDN và TNCN thì công ty đóng
– Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì công ty mẹ đóng cửa thì chi nhánh cũng đóng theo.
– Ngành nghề của chi nhánh khác tỉnh phải thuộc ngành nghề của công ty mẹ.
– Lựa chọn hình thức hạch toán thuế phù hợp với mục đích thành lập chi nhánh của công ty. Nếu chi nhánh hạch toán thuế độc lập sẽ có mã số thuế riêng và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thẩm quyền như một doanh nghiệp độc lập.
– Thực hiện hoạt động trong phạm vi mà công ty cho phép, với tư cách thực hiện mọi hoạt động như trụ sở công ty, hoặc chỉ thực hiện một phần việc được công ty giao, tùy thuộc vào mục đích thành lập.
– Tên của chi nhánh cần có thành phần về tên doanh nghiệp, từ chi nhánh, tên riêng chi nhánh gồm các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái đặc biệt khác F, J, Z, W và các chữ số, ký hiệu đặc biệt.
– Địa chỉ của chi nhánh phải đặt ở nơi có thông tin rõ ràng, thuộc những nơi mà nhà nước cho phép đặt địa điểm chi nhánh, hay thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp.
– Người đứng đầu chi nhánh là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có đủ năng lực thực hiện công việc công ty giao cho. Người này không được thuộc trường hợp pháp luật cấm tham gia doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Thành lập chi nhánh công ty doanh nghiệp khác tỉnh. Nếu như doanh nghiệp của bạn cần thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Luật Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được hỗ trợ nhanh nhất.