Trách nhiệm trả nợ công ty cổ phần
Hiện nay nhiều doanh nghiệp thành lập lên một cách ồ ạt, không kiểm soát và dự liệu trước được hoạt động dự định sắp tới của doanh nghiệp, đặc biệt về vấn đề tài chính thuế. Có những doanh nghiệp thành lập hoạt động một thời gian nhưng do mâu thuẫn nội bộ không có hướng giải quyết chung. Hay như trong việc kinh doanh doanh nghiệp không có kinh nhiệm trong vấn đề về quản lý nhân sự, giải quyết tài chính trong công ty dẫn đến việc công ty phải tiến hành thủ tục giải thể. Một trong những điều kiện không thể thiếu đó là việc hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ. Vậy trách nhiệm trả nợ công ty cổ phần gồm những nội dung gì? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Trách nhiệm trả nợ của công ty cổ phần là gì?
Đây là trách nhiệm đối với các khoản nợ, nghĩa vụ và chi phí phát sinh khác của công ty cổ phần. Khi công ty phát sinh nợ và nghĩa vụ, nhưng không đủ khả năng trả thì phải xét đến yếu tố loại hình công ty. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần thì chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn. Đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh thì phải chịu trách nhiệm vô hạn.
2. Công ty cổ phần là gì?
Theo quy định tại Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020:
“1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.”
Như vậy, theo quy định này, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có chế độ chiụ trách nhiệm tài sản hữu hạn là chế độ mà các chủ thể kinh doanh trong đó các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình vào công ty.
3. Các trường hợp giải thể công ty cổ phần
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định công ty cổ phần bị giải thể trong các trường hợp như sau:
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
– Theo nghị quyết, quyết định của của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần;
– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu (03 thành viên) trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
4. Thứ tự thanh toán các khoản nợ của công ty cổ phần khi giải thể
Theo đó, công ty cổ phần chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
Tại khoản 5, Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
Thứ nhất, các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
Thứ hai, nợ thuế;
Thứ ba, các khoản nợ khác.
Sau khi thanh toán hết các khoản nợ và các chi phí giải thể doanh nghiệp. Nếu còn dư thì được chia lại cho các cổ đông theo tỷ lệ % sở hữu cổ phần.
5. Ai là người trả nợ cho công ty khi giải thể doanh nghiệp?
Việc xác định trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể trong công ty cổ phần thì khi giải thể doanh nghiệp các khoản nợ sẽ được các cổ đông thực hiện thanh toán trong phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp căn cứ quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau: “Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp”
6. Làm thế nào để đòi nợ khi công ty cổ phần đã hoàn tất việc giải thể
Về điều kiện giải thể doanh nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau: “Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại Điểm d khoản 1 Điều 207 cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.”
Như vậy, công ty cổ phần chỉ được giải thể khi công ty đảm bảo đã thanh toán hết tất cả khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Trong trường hợp công ty có hành vi cố tình không kê khai các khoản nợ chưa thanh toán khi làm hồ sơ giải thể để nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì không đảm bảo tính trung thực và chính xác về việc thực hiện hồ sơ giải thể doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 210 Luật Doanh nghiệp năm 2020:
“2. Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.”
Trường hợp kê khai không đảm bảo tính trung thực và chính các thì thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, số thuế chưa nộp, số nợ khác chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Theo đó, việc thực hiện nghĩa vụ liên đới căn cứ vào Điều 288, Bộ luật Dân sự 2015: “phải tNghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng hực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.”
Trên đây là bài viết về Trách nhiệm trả nợ công ty cổ phần? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.
Xem thêm: