Trình tự, thủ tục xin cấp phép quy hoạch
Câu hỏi: Xin chào Luật sư,
Hiện tôi có một dự án xây dựng chung cư trong khu đô thị. Thửa đất nằm trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết, nhưng do có một dự án khác gần đó đang thi công, cần điều chỉnh ranh giới và chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị. Tôi muốn hỏi là tôi có cần xin cấp giấy phép quy hoạch không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi những thủ tục cần thực hiện. Xin cảm ơn Luật sư.
(Câu hỏi được biên tập lại từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn của Phamlaw)
Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Phamlaw.
Hiện nay, các thủ tục cấp chứng chỉ quy hoạch, cấp giấy phép quy hoạch đô thị, giấy phép quy hoạch xây dựng chính thức được bãi bỏ theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch
Căn cứ tại Khoản 15 Điều 29 Luật sửa đổi 37 luật liên quan đến quy hoạch bãi bỏ quy định về Giấy phép quy hoạch đô thị và Chứng chỉ quy hoạch tại Văn bản hợp nhất 16/2020/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Quy hoạch đô thị do Văn phòng Quốc hội ban hành. Chủ đầu tư không cần có Giấy phép quy hoạch khi đầu tư dự án xây dựng ở khu vực trong đô thị mà chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết hoặc chưa có thiết kế đô thị. Đồng thời, Luật mới cũng bãi bỏ quy định về chứng chỉ quy hoạch, chứng chỉ quy hoạch là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định các số liệu và thông tin liên quan của một khu vực hoặc một lô đất theo đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt (Khoản 16 Văn bản hợp nhất 16/2020/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Quy hoạch đô thị do Văn phòng Quốc hội ban hành), cụ thể như sau:
Thứ nhất, Xây dựng trong KCN không cần Giấy phép quy hoạch
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật sửa đổi 37 Luật liên quan đến quy hoạch 2018, khu chức năng đặc thù được chuyển thành khu chức năng bao gồm khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch; khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trong khu đặc thù phải xin Giấy phép quy hoạch xây dựng để làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án khi chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt.
Tuy nhiên, việc quản lý quy hoạch đã được lồng ghép trong nhiệm vụ quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Việc yêu cầu phải có giấy phép quy hoạch là trái với nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động quy hoạch đã được quy định trong Luật Quy hoạch 2017. Trên cơ sở đó, tại khoản 19 Điều 28 Luật sửa đổi 37 luật liên quan đến quy hoạch đã bãi bỏ các quy định về Giấy phép quy hoạch xây dựng trong khu chức năng.
Như vậy, chủ đầu tư không cần có Giấy phép quy hoạch xây dựng khi đầu tư xây dựng trong những khu công nghiệp, khu kinh tế chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt.
Thứ hai, không sử dụng quy hoạch làm điều kiện cấp phép kinh doanh
Thứ ba, phải công khai quy hoạch đất chậm nhất 15 ngày từ khi được phê duyệt
Căn cứ tại khoản 3 Điều 48 Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH 2018 Luật Đất đai được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung 37 luật liên quan đến quy hoạch, toàn bộ nội dung về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện sau khi đã được phê duyệt phải được công bố công khai như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) công bố công khai kế hoạch sử dụng đất quốc gia tại trụ sở cơ quan và trên Cổng thông tin điện tử; Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh công bố công khai kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan và trên Cổng thông tin điện tử; UBND cấp huyện công bố công khai kế hoạch sử dụng đất cấp huyện tại trụ sở cơ quan và trên Cổng thông tin điện tử đồng thời công bố công khai kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở UBND cấp xã.
- Việc công bố công khai phải được thực hiện chậm nhất là 15 ngày từ ngày nội dung kế hoạch sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc công khai phải được thực hiện trong suốt thời kỳ kế hoạch sử dụng đất. (Khoản 3 Điều 48 Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH 2018 Luật Đất đai)
Như vậy, trong vòng 15 ngày sau khi kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt, các Bộ TNMT và UBND các cấp phải thực hiện công bố công khai kế hoạch liên quan tại trụ sở và trên Cổng thông tin điện tử.
Từ những nội dung trên chúng ta có thể thấy, nhận thấy những bất cập khi thực hiện việc cấp phép và hoạt động theo giấy phép quy hoạch, chứng chỉ quy hoạch thì trong Luật sửa đổi mới đã bãi bỏ giấy phép quy hoạch thực hiện một số quy định mới để tránh những bất cập trong thực hiện quy hoạch. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch cũng tập trung sửa đổi một số quy định đảm bảo phù hợp với các quy định mới của Luật quy hoạch theo hướng thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh thông qua việc loại bỏ các quy hoạch sản phẩm đang tồn tại, là giải pháp quan trọng góp phần bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh công khai, minh bạch, thông thoáng và hiệu quả. Theo đó, luật bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ (quy hoạch sản phẩm) đang cản trở hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân là bước đột phá về thủ tục hành chính trong đầu tư, sản xuất kinh doanh. Việc bãi bỏ này nhằm giảm thủ tục hành chính, đảm bảo việc triển khai thống nhất, hiệu quả trong công tác cung cấp thông tin quy hoạch phục vụ trong quá trình quản lý và hoạt động xây dựng.
Trên đây là những ý kiến tư vấn của PHAMLAW về Trình tự, thủ tục xin cấp phép quy hoạch. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với tổng đài tư vấn thủ tục hành chính hoặc bộ phận tư vấn pháp lý chuyên sâu 1900 của PHAMLAW. Để được tư vấn về thủ tục xin cấp phép xây dựng, quy hoạch; các thủ tục đăng ký biến động đất đai khác… Quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Xem thêm:
- Xây dựng nhà trên đất nông nghiệp bị quy hoạch treo?
- Tư vấn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong quy hoạch
- sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền 2017
- Thủ tục sang tên sổ đỏ nhanh nhất