CẦN QUY ĐỊNH RÕ CHẾ ĐỘ ỦY QUYỀN THAM DỰ CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG TRONG DOANH NGHIỆP

ỦY QUYỀN THAM DỰ CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG 

Một trong những quyền cơ bản của cổ đông khi tham gia vào công ty cổ phần (CTCP) là quyền tham dự, phát biểu và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ). Tuy nhiên, khi ĐHĐCĐ họp thì không phải mọi cổ đông đều có thể tham dự để thực hiện quyền của mình. Trong khi đó, để cuộc họp ĐHĐCĐ có giá trị về mặt pháp lý thì phải có đủ túc số dự họp lẫn biểu quyết. Nhưng làm sao để có đủ túc số ấy khi cổ đông của công ty đại chúng ở nhiều vùng miền, và thậm chí ở nhiều quốc gia khác nhau? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

ỦY QUYỀN THAM DỰ CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Thưa Luật sư.

Sắp tới công ty tôi có cuộc họp đại hội đồng cổ đông mà tôi phải đi công tác. Vậy tôi có được ủy quyền cho người khác dự họp thay tôi được không? Tôi phải chuẩn bị những giấy tờ gì để thực hiện việc ủy quyền? Rất mong Luật sư có thể tư vấn giúp tôi.

Cảm ơn Luật sư!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật PhamLaw. Với câu hỏi của bạn, Phamlaw xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật doanh nghiệp 2020

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Điều kiện để tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông trong Công ty Cổ phần?

Theo quy định tại Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020, điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông trong Công ty Cổ phần như sau:

Thứ nhất, Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Thứ hai, Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020 thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Thứ ba, Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020 thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

Thứ tư, Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 142 của Luật doanh nghiệp 2020.

2. Uỷ quyền tham dự cuộc họp đại hội đồng cổ đông

Căn cứ Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông như sau:

Thứ nhất, Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp hoặc dự họp thông qua một trong các hình thức quy định tại khoản 3 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020

Thứ hai, Việc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản. Văn bản ủy quyền được lập theo quy định của pháp luật về dân sự và phải nêu rõ tên cá nhân, tổ chức được ủy quyền và số lượng cổ phần được ủy quyền. Cá nhân, tổ chức được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp.

Thứ ba, Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:

– Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;

– Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;

– Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;

– Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử;

– Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.

Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp hoặc dự họp.Việc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản. Văn bản ủy quyền được lập theo quy định của pháp luật về dân sự và phải nêu rõ tên cá nhân, tổ chức được ủy quyền và số lượng cổ phần được ủy quyền. Cá nhân, tổ chức được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp. Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây: Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp; ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp; Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác; Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử; Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn muốn ủy quyền cho người khác tham dự cuộc họp đại hội đồng cổ đông thay bạn thì việc ủy quyền này phải lập thành văn bản. Theo quy định của pháp luật thì không có quy định về việc bắt buộc văn bản này phải được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thì văn bản ủy quyền đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông nên được công chứng, chứng thực.

Hy vọng nội dung tư vấn trên đây của Phamlaw sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn còn vướng mắc, băn khoăn, vui lòng kết nối tổng đài 1900 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Phamlaw còn hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính như làm các thủ tục thành lập, giải thể, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp,… nếu bạn muốn làm dịch vụ, bạn có thể kết nối số hotline 091 611 0508 hoặc 097 393 8866, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.

5/5 - (2 bình chọn)