Thủ tục tạm ngừng hoạt động công ty cổ phần
Để giúp công ty cổ phần hiểu rõ hơn về thủ tục tạm ngừng hoạt động, chúng tôi xin hướng dẫn thủ tục hành chính theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Hồ sơ tạm ngừng hoạt động công ty cổ phần:
Hồ sơ tạm ngừng hoạt động của Công ty Cổ phần được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp bao gồm các loại giấy tờ sau:
1. Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp (theo mẫu);
2. Quyết định bằng văn bản về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký);
3. Bản sao biên bản họp về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của Đại hội đồng cổ đông (có họ tên và chữ ký của chủ tọa và thư ký);
4. Giấy ủy quyền hoặc tờ khai ghi rõ thông tin người nộp hồ sơ.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
LƯU Ý:
– Không viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ.
– Các Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh cần thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký đồng thời phải thông báo với cơ quan thuế trước mười lăm ngày, trước khi thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngưng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 02 (hai) năm.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần được người đại diện công ty hoặc người ủy quyền hợp pháp của người đại diện nộp cho cơ quan có thẩm quyền thông qua hai hình thức:
Đến nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trường hợp có chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm kinh doanh thì nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm kinh doanh.
Hoặc công ty có thể thực hiện nộp hồ sơ thông qua trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Các bước thực hiện
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần sẽ phải tuân thủ theo những bước như sau:
Bước 1- Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Người có trách nhiệm của công ty cổ phần sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những thông tin như chúng tôi nêu cụ thể ở trên.
Tuy nhiên cần lưu ý với trường hợp công ty được cấp giấy phép đầu tư hay giấy chứng nhận đầu tư, cần chuẩn bị thêm những giấy tờ chứng minh như bản sao giấy chứng nhận đầu tư, bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Bước 2- Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Sau khi đã chuẩn bị được bộ hồ sơ đầy đủ như chúng tôi đã trình bày như trên, cá nhân có thẩm quyền của công ty cổ phần tiến hành gửi đến cơ quan thẩm quyền là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh.
Sau khi nộp hồ sơ thành công thì công ty sẽ được cấp giấy biên nhận hồ sơ tạm ngừng kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp. Sau đó thì đợi cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết hồ sơ cho công ty.
Lưu ý đối với việc công ty cổ phần tạm ngừng kinh doanh buộc phải gửi thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trong vòng 15 ngày trước ngày công ty thực hiện tạm ngừng kinh doanh.
Bước 3- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ và trao giấy biên nhận nộp hồ sơ cho người nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện xem xét, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ.
Nếu hồ sơ công ty gửi là hợp lệ thì sau ba ngày làm việ từ ngày trao giấy biên nhận cho công ty, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy xác nhận về việc công ty cổ phần đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Nếu hồ sơ doanh nghiệp gửi không hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho công ty cổ phần và yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin sao cho đúng.
Bước 4- Việc công ty phải thực hiện sau khi đăng ký tạm ngừng kinh doanh thành công
Sau khi thực hiện việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh thành công thì công ty cổ phẩn phải thực hiện dừng tất cả hoạt động của công ty, không ký kết hợp đồng, không buôn bán, không xuất hóa đơn, không phải thực hiện nộp thuế với cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên vẫn phải thực hiện, hoàn thành nghĩa vị trả nợ cho các bên nợ thuế, nợ khác hàng, nợ đối tác, người lao động…
Sau khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh thì công ty phải tiến hành hoạt động trở lại hoặc có những thông báo về giải thể, chuyển nhượng công ty tới cơ quan có thẩm quyền.
Các dịch vụ hỗ trợ của Công ty tư vấn Phamlaw
1. Soạn thảo tài liệu hồ sơ cho doanh nghiệp;
2. Đại diện nộp hồ sơ và nhận kết quả.
– Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KHĐT;
– Theo dõi/hiệu chỉnh hồ sơ (nếu cần) và nhận kết quả trả lời của Phòng đăng ký kinh doanh;
– Nhận kết quả là Giấy chứng nhận ĐKKD tại Phòng đăng ký kinh doanh.
Trên đây là câu trả lời chi tiết của Luật sư PhamLaw đã theo quy định của pháp luật hiện nay. Nếu quý bạn đọc còn vướng mắc ở bất kỳ chỗ nào vui lòng kết nối đến số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được tư vấn luật nhanh chóng nhất!
Xem thêm: