Pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO

Pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO

1. Tổng quan về thuế xuất khẩu, nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO

Ngày 7/11/2006, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).Với sự gia nhập WTO Việt Nam vừa thực hiện cam kết về thuế quan của WTO là cần điều chỉnh pháp luật về thuế xuất nhập khẩu trong nước cho phù hợp với các cam kết về thuế quan của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Việt Nam đã thông qua nhiều văn bản luật, pháp lệnh, trong đó có hơn 920 văn bản luật, pháp lệnh là những văn bản mới có liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ thành viên của Việt Nam với WTO đã được thông báo cho Ban thư ký WTO. Việc ban hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 là một bước quan trọng cho quá trình gia nhập WTO, theo đó Việt Nam đã xem xét và sửa đổi các quy định về thuế xuất nhập khẩu trên cơ sở bước đầu phù hợp với các cam kết về thuế quan của Việt Nam khi gia nhập WTO. Những cơ sở để pháp luật Việt Nam điều chỉnh về thuế xuất, nhập khẩu trong điều kiện thực thi cam kết WTO bao gồm:

– Nguyên tắc của WTO: Việt Nam phải thừa nhận các nguyên tắc của hệ thống thương mại toàn cầu, chuyển hóa các quy định, nguyên tắc pháp luật đó vào các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, hệ thống luật lệ của WTO khá đồ sộ và phức tạp nên khi sửa đổi pháp luật cho phù hợp với cam kết WTO thì Việt Nam cần phải chú ý đến việc hoạch định chính sách xây dựng pháp luật cụ thể, tìm hiểu và học hỏi từ kinh nghiệm của các nước đi trước.

– Cam kết về thuế quan của Việt Nam khi gia nhập WTO: căn cứ vào các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa, đặc biệt là cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu, Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp với điều kiện hội nhập, chưa đồng bộ với pháp luật hiện hành; đồng thời loại bỏ mạnh các biện pháp phi thuế quan trong thương mại hàng hóa.

– Năng lực của các doanh nghiệp trong nước: Việt Nam cần căn cứ vào trình độ, năng lực và khả năng thích ứng hiện tại của doanh nghiệp trong nước để điều chỉnh những cam kết gia nhập WTO của mình phù hợp để vừa đảm bảo tuân thủ thực thi các cam kết WTO và đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.

– Phạm vi bảo hộ nền kinh tế trong nước: Việt Nam cần cần nhắc việc tuân thủ cam kết WTO với việc bảo hộ nền kinh tế trong nước, vì vậy Việt Nam có thể quy định mức thuế suất nhập khẩu hợp lý tại mỗi thời điểm hay cơ chế chống bán phá giá, chống trợ cấp ….để đảm bảo mục tiêu cuối cùng là sản xuất trong nước có thể đứng vững, phát triển khi thực hiện hội nhập WTO, mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại.

Để đảm bảo việc điều chỉnh pháp luật về thuế xuất nhập khẩu đạt được hiệu quả, quan điểm về điều chỉnh pháp luật về thuế xuất nhập khẩu cần thống nhất như sau:

Thứ nhất, Việt Nam cần tôn trọng nguyên tắc của tổ chức thương mại quốc tế, bao gồm ba nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc tối huệ quốc (MFN – Most Favoured Nation), nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT – National Treatment), nguyên tắc cạnh tranh công bằng (Fair Competition).

Thứ hai, việc sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật cho phù hợp với cam kết WTO sẽ không được hiểu là việc bắt buộc Việt Nam phải thực hiện cắt giảm thuế quan trong một thời 10 gian ngắn hay càng sớm càng tốt mà Việt Nam có quyền điều chỉnh dần dần thuế suất trong khoảng thời gian mà Việt Nam đã đạt được để đưa ra lộ trình khi gia nhập WTO.

2. Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới.

Mục đích quan trọng của thuế xuất nhập khẩu là bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chính. Thuế xuất nhập khẩu chỉ thu một lần, áp dụng cho hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch Là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới.

3. Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đánh vào các hàng hoá xuất, nhập khẩu và sau đó được cấu thành trong giá cả của hàng hoá xuất, nhập khẩu nên loại thuế này còn có một vai trò đặc thù đó là bảo hộ nền sản xuất trong nước và chống lại xu hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa trong nước với hàng hoá ngoại nhập. Có thể hiểu rõ hơn về vai trò này trên 02 khía cạnh:

+ Một là, đối với hàng hoá nhập khẩu, do bị đánh thuế nhập khẩu nên về lý thuyết, giá cả của loại hàng hoá này trên thị trường nước nhập khẩu sẽ tăng lên, trong khi đó các hàng hóa được sản xuất trong nước do không phải chịu thuế nhập khẩu (hoặc chỉ phải chịu thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu hay máy móc nhập khẩu) nên giá thành sản phẩm của loại hàng hoá này có xu hướng rẻ hơn và do đó có sức cạnh tranh lớn hơn đối với hàng ngoại nhập.

Điều này cho thấy việc đánh thuế nhập khẩu thực chất là một biện pháp để bảo hộ nền sản xuất trong nước, khi Chính phủ nhận thấy những bất lợi nghiêng về phía các hàng hóa được sản xuất từ các doanh nghiệp trong nước.

+ Hai là, đối với hàng xuất khẩu, do bị đánh thuế xuất khẩu nên việc tiêu thụ các hàng hoá này ở thị trường nước ngoài trở nên khó khăn hơn so với thị trường nội địa và khi đó, các hàng hoá này có xu hướng sẽ được tiêu thụ trong nước. Bằng cách này, Nhà nước đã bảo hộ một cách hữu hiệu cho thị trường tiêu thụ trong nước.

Mặt khác, khi Nhà nước muốn khuyến khích xuất khẩu nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá do nước mình sản xuất khi chúng được tiêu thụ trên thị trường nước ngoài thì thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu sẽ được quy định giảm đi, thậm chí là bằng không. Việc Nhà nước giảm thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh tốt hơn cho loai hàng hoá này trên thị trường quốc tế, so với hàng hóa cùng loại của những nước khác đang lưu thông trên thị trường.

4. Pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 đã phát huy mặt tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng: góp phần bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo đảm nguồn thu quan trọng trong ngân sách nhà nước; góp phần thực hiện có kết quả đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, có lợi cho phát triển kinh tế đất nước.

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng như trên, nhưng trước yêu cầu hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, khuyến khích tối đa xuất khẩu, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành đã bộc lộ một số điểm còn hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.

Một là, một số quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành chưa phù hợp với những nội dung đã cam kết trong đàm phán quốc tế, cần được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi trong đàm phán gia nhập WTO, cụ thể như:

– Quy định về giá tính thuế nhập khẩu;

– Quy định về thuế suất và thẩm quyền ban hành biểu thuế;

– Quy định về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử;

– Quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại;

– Quy định về ưu đãi thuế nhập khẩu.

Hai là, có những quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành, qua thực hiện đã phát huy tác dụng tốt, tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý nhà nước trong chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách và dễ bị lợi dụng, như:

– Quy định về thời hạn nộp thuế;

– Quy định về miễn thuế nhập khẩu;

– Quy định về điều kiện xét giảm thuế nhập khẩu.

Ba là, có những quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành chưa phù hợp với quy định cña Luật hải quan và chưa phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan, như:

– Quy định về thông báo thuế;

– Quy định về truy thu, truy hoàn thuế;

– Quy định về thẩm quyền ban  hành biểu thuế và thuế suất;

Thủ tướng Chính phủ và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới, việc sửa đổi Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải đáp ứng mục tiêu, yêu cầu như sau:

Thứ nhất, thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng ổn định, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử; bảo đảm phù hợp với tiến trình cải cách đồng bộ hệ thống chính sách thuế;

Thứ hai, khuyến khích phát triển sản xuất và xuất khẩu, bảo hộ hợp lý, có điều kiện, có chọn lọc phù hợp với tiến trình hội nhập;

Thứ ba, góp phần ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước;

Thứ tư, kế thừa những quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành đang phát huy hiệu quả trong thực tế; sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp với điều kiện hội nhập, chưa đồng bộ với pháp luật hiện hành và chưa đề cao được vai trò quản lý của Nhà nước trong chống gian lận thương mại, chống thất thu thuế.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Phamlaw về pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

5/5 - (1 bình chọn)