Một số điểm mới về thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Hiện nay, nhiều chính sách mới được ban hành khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, sản xuất thúc đẩy nền kinh tế phát triển đặc biệt là liên quan đến thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Và công ty Luật Phamlaw xin được cung cấp một số điểm mới về loại thuế này cho bạn đọc dễ dàng trong việc theo dõi và tìm hiều, cụ thể :

>>> Dịch vụ kế toán thuế

>>> Dịch vụ quyết toán thuế

Một số điểm mới về thuế xuất khẩu, nhập khẩu

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016

Nghị định 18/2021/NĐ-CP

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới.

Mục đích quan trọng của thuế xuất nhập khẩu là bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chính. Thuế xuất nhập khẩu chỉ thu một lần, áp dụng cho hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch Là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới.

2. Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đánh vào các hàng hoá xuất, nhập khẩu và sau đó được cấu thành trong giá cả của hàng hoá xuất, nhập khẩu nên loại thuế này còn có một vai trò đặc thù đó là bảo hộ nền sản xuất trong nước và chống lại xu hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa trong nước với hàng hoá ngoại nhập. Có thể hiểu rõ hơn về vai trò này trên 02 khía cạnh:

+ Một là, đối với hàng hoá nhập khẩu, do bị đánh thuế nhập khẩu nên về lý thuyết, giá cả của loại hàng hoá này trên thị trường nước nhập khẩu sẽ tăng lên, trong khi đó các hàng hóa được sản xuất trong nước do không phải chịu thuế nhập khẩu (hoặc chỉ phải chịu thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu hay máy móc nhập khẩu) nên giá thành sản phẩm của loại hàng hoá này có xu hướng rẻ hơn và do đó có sức cạnh tranh lớn hơn đối với hàng ngoại nhập.

Điều này cho thấy việc đánh thuế nhập khẩu thực chất là một biện pháp để bảo hộ nền sản xuất trong nước, khi Chính phủ nhận thấy những bất lợi nghiêng về phía các hàng hóa được sản xuất từ các doanh nghiệp trong nước.

+ Hai là, đối với hàng xuất khẩu, do bị đánh thuế xuất khẩu nên việc tiêu thụ các hàng hoá này ở thị trường nước ngoài trở nên khó khăn hơn so với thị trường nội địa và khi đó, các hàng hoá này có xu hướng sẽ được tiêu thụ trong nước. Bằng cách này, Nhà nước đã bảo hộ một cách hữu hiệu cho thị trường tiêu thụ trong nước.

Mặt khác, khi Nhà nước muốn khuyến khích xuất khẩu nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá do nước mình sản xuất khi chúng được tiêu thụ trên thị trường nước ngoài thì thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu sẽ được quy định giảm đi, thậm chí là bằng không. Việc Nhà nước giảm thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh tốt hơn cho loai hàng hoá này trên thị trường quốc tế, so với hàng hóa cùng loại của những nước khác đang lưu thông trên thị trường.

3. Một số điểm mới về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Luật thuế xuất nhập khẩu 2016 đã phát huy mặt tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng: góp phần bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo đảm nguồn thu quan trọng trong ngân sách nhà nước; góp phần thực hiện có kết quả đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, có lợi cho phát triển kinh tế đất nước. Với nhiều điểm mới, sửa đổi theo hướng tiến bộ, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, Luật thuế xuất nhập khẩu 2016 được kỳ vọng sẽ mang lại những hiệu ứng tích cực, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Một số điểm mới về thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Thứ nhất, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 đã bổ sung các quy định về thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử để góp phần bảo vệ nền sản xuất kinh doanh trong nước trong điều kiện hội nhập quốc tế; trên cơ sở kế thừa, nâng cấp, bổ sung những quy định của Pháp lệnh liên quan thời gian qua.

Cụ thể, Luật đã bổ sung quy định về thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ gồm điều kiện áp dụng, nguyên tắc áp dụng, thời hạn áp dụng đối với từng loại thuế. Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Thứ hai, Luật đã sửa đổi nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất. Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Các nguyên tắc sẽ góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách Nhà nước; đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế.

Sửa đổi thẩm quyền ban hành Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Biểu Khung thuế xuất khẩu. Theo đó, Chính phủ có thẩm quyền ban hành: Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016.

Thứ ba, Luật cũng bổ sung, sửa đổi quy định về miễn thuế nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa như: Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu; Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu; Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường…

Thứ tư, Để phù hợp thông lệ quốc tế, Luật Thuế xuất nhập khẩu năm 2016 đã bổ sung quy định về áp dụng thuế xuất khẩu đối với trường hợp có hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Quy định về thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Luật cũng quy định về thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Thứ năm, Đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính

Luật sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho người nộp thuế; góp phần thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, như: Chuyển hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập để sản xuất hàng xuất khẩu từ đối tượng phải nộp thuế khi nhập khẩu, được hoàn thuế khi xuất khẩu sang đối tượng miễn thuế để khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, đơn giản thủ tục hành chính, phù hợp với thông lệ quốc tế; chuyển hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất từ đối tượng chịu thuế ở khâu nhập khẩu và thực hiện hoàn thuế khi xuất khẩu sang đối tượng miễn thuế có điều kiện về bảo lãnh, đặt cọc phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ sáu, Luật Thuế xuất nhập khẩu có nhiều nội dung mới, tiến bộ, phù hợp hơn với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam như đã đề cập trên đây. Song, để Luật nhanh chóng đi vào cuộc sống, bên cạnh việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật một cách kịp thời, cụ thể, khách quan, bảo đảm tôn trọng tư tưởng chỉ đạo và những nguyên tắc được quy định trong Luật, thì khâu tổ chức triển khai thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời, thống nhất có vai trò cực kỳ quan trọng.

Do vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cần kịp thời tổ chức tập huấn, phổ biến cho cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ hiểu rõ, nắm vững những nội dung cơ bản, cốt lõi, đặc biệt là những nội dung mới của Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật nhằm bảo đảm thực thi một cách đồng bộ, nhất quán, kịp thời. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực thi Luật, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Phamlaw về một số điểm mới của Luật thuế xuất nhập khẩu. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

5/5 - (1 bình chọn)