Quản lý nhà nước về thuế tiêu thụ đặc biệt

Quản lý nhà nước về thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt có vai trò rất quan trọng: Thông qua chế độ thu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhà nước động viên một phần thu nhập đáng kể của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước. Đồng thời, đây cũng là công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng hướng dẩn sản xuất và điều tiết tiêu dùng xã hội. Ngoài ra, thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là công cụ để nhà nước điều tiết thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước một cách công bằng hợp lý: ai tiêu dùng nhiều các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì nộp thuế nhiều hơn người tiêu dùng ít hoặc không phải nộp thuế nếu không tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ đó. Chính vì vậy, không thể thiếu việc quản lý của Nhà nước đối với loại thuế này.

>>> Dịch vụ kế toán trọn gói

>>> Dịch vụ quyết toán thuế

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật quản lý thuế 2019

Văn bản hợp nhất 26/2019/VBHN-BTC

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng. Góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Thuế tiêu thụ đặc biệt có một số đặc điểm như sau:

  • Có đối tượng chịu thuế hẹp, chỉ bao gồm một số hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cần điều tiết.
  • Điều tiết một lần trong suốt quá trình lưu thông hàng hoá và dịch vụ. Cụ thể, các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB chỉ được đánh một lần ở khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ.
  • Là loại thuế gián thu. Tính chất gián thu của loại thuế này thể hiện: Thuế TTĐB đánh vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ chịu thuế TTĐB một cách gián tiếp thông qua giá cả của hàng hoá, dịch vụ mà người đó tiêu dùng.
  • Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cao. Do đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, không thực sự cần thiết nên việc áp dụng thuế suất cao là nhằm điều tiết lại quá trình sản xuất, sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ này.

2. Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt

Thứ nhất, thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ giúp Nhà nước thực hiện chính sách quản lý đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với một số hàng hóa, dịch vụ.

Thứ hai, thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ kinh tế để Nhà nước điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư có thu nhập cao, hướng dẫn tiêu dùng hợp lí. Thông qua việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt, Nhà nước, có thể định hướng tiêu dùng xã hội, góp phần tích cực vào việc hình thành xu hướng tiêu dùng xã hội lành mạnh, xu hướng tiêu dùng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế của đất nước.

Thứ ba, thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ quan trọng được sử dụng nhằm ổn định và tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Do có thuế suất cao, số tiền thu được từ thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng thu ngân sách nhà nước.

3.  Nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan thuế

Cơ quan thuế có những nhiệm vụ và trách nhiệm sau đây:

– Hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện chế độ đăng ky,ự kê khai, nộp thuế  theo đúng quy định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

– Thông báo cho đối tượng nộp thuế về số thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế theo đúng quy định; nếu quá thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thì tiếp tục ra thông báo về số thuế phải nộp và số tiền phạt do nộp chậm thuế.

– Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của đối tượng nộp thuế để bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

– Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế.

– Yêu cầu đối tượng nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính thuế và nộp thuế.

– Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà đối tượng nộp thuế và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.

4. Xử lý vi phạm về thuế

Ðối tượng nộp thuế vi phạm luật thuế tiêu thụ đặc biệt thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý như sau:

– Không thực hiện đúng những quy định về đăng ký; kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, chế độ kế toán và lưu giữ hóa đơn, chứng từ thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

– Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày quy định phải nộp hoặc quyết  định xử phạt về thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế, số tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp.

– Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế chính và tùy  theo tính chất mức độ vi phạm, còn bị phạt tiền từ 1 –  5 lần số tiền thuế gian lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

– Không nộp thuế, nộp phạt theo thông báo hoặc quyết định xử phạt hành chính về thuế thì bị cưỡng chế bằng các biện pháp sau:

* Trích tiền gởi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc để nộp thuế, nộp phạt.

 * Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gởi của đối tượng nộp thuế để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thu nợ.

* Giữ hàng hóa, tang vật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt.

* Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt còn thiếu.

5. Giải quyết khiếu nại về thuế

* Cơ quan thuế nhận được khiếu nại về thuế phải giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn đó có thể kéo dài hơn nhưng không quá 30 ngày; nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

* Cơ quan thuế nhận khiếu nại có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.

* Cơ quan thuế phải hoàn trả số tiền thuế, tiền phạt thu không đúng cho đối tượng nộp thuế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan thuế cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

* Nếu phát hiện có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt hoặc hoàn trả tiền thuế trong thời hạn 5 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế. Trường hợp đối tượng nộp thuế không đăng ký kê khai nộp thuế thì thời hạn truy thu tiền thuế, tiền phạt kể từ khi đối tượng nộp thuế bắt đầu hoạt động.

* Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại về thuế của đối tượng nộp thuế đối với cơ quan thuế cấp dưới. Quyết định của Bộ trưởng bộ tài chính giải quyết khiếu nại về thuế là quyết định cuối cùng.

Trên đây tư vấn của Phamlaw về vấn đề quản lý nhà nước về thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu bạn có những thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp tư vấn pháp luật thuế , vui lòng liên hệ trực tiếp với Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.

5/5 - (2 bình chọn)