Tư vấn soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp 2016

Tư vấn soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp 2016

Kính gửi luật sư công ty Luật Phamlaw. Tôi có dự định thành lập 1 công ty vào quý 4 năm nay, tôi rất mong các luật sư tư vấn cụ thể về trình tự, soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tôi ở tỉnh xa, không có dịch vụ hỗ trợ như ở các thành phố lớn nên hồ sơ thành lập doanh nghiệp tôi phải tự làm. Rất mong được các luật sư tư vẫn hỗ trợ cụ thể. Rất mong sớm nhận được phản hồi của luật sư.

Tôi chân thành cám ơn!

Trả lời: (Câu trả lời mang tính chất tham khảo)

Chào bạn, với câu hỏi của bạn, luật sư xin được trả lời như sau:

Việc thành lập doanh nghiệp là thủ tục hành chính không quá phức tạp, chỉ cần bạn tham khảo và tìm hiểu một chút về luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn là có thể tự mình thực hiện thủ tục doanh nghiệp dễ dàng.

Căn cứ theo quy định tại Điều 27, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp bạn cần thực hiện các bước:

> xem thêm: Thủ tục giải thể công ty

Tư vấn soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp 2016
Tư vấn soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp 2016

Bước 1: Chuẩn bị toàn bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh

Hồ sơ đăng ký kinh doanh phải đảm bảo hợp lệ là một trong những căn cứ để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCN ĐKDN). Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, có quy định cụ thể về mỗi loại hồ sơ cho mỗi loại hình doanh nghiệp. Cụ thể hơn: Điều 20 quy định Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân; Điều 21 Quy định hồ sơ thành lập doanh nghiệp của công ty hợp danh; Điều 22 Hồ sơ đăng ký công ty TNHH; Điều 23 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần. Mỗi loại hình sẽ có một chút khác biệt ở hồ sơ và cách soạn thảo (tham khảo các bài viết chi tiết cho mỗi loại hình ở Phamlaw.com), nhưng nhìn chung sẽ bao gồm các loại văn bản sau:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp:

Khách hàng phải điền chi tiết các nội dung sau:

+ Thông tin cá nhân của các cá nhân, tổ chức tham gia thành lập doanh nghiệp

+ Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

+ Vố điều lệ, nguồn vốn điều lệ;

+ Người đại diện theo pháp luật;

+ Các thông tin kê khai thuế;

+ Số lượng lao động

Với các nội dung mà khách hàng cung cấp trong tờ mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, khách hàng sẽ có cơ sở và nội dung đầy đủ để soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp cụ thể và chính xác.

Khi soạn thảo thông tin liên quan đến ngành, nghề kinh doanh, khách hàng lưu ý lựa chọn ngành kinh tế cấp 4 trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Đối với một số ngành, nghề đặc thù có thể có hướng dẫn riêng

Ví dụ: Để hướng dẫn cho doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành “kinh doanh hóa chất”, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và Đầu Thành phố A đã ra thông báo ngày 11/12/2013 hướng dẫn việc xác định rõ hóa chất thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp hoặc phụ gia thực phẩm.

-Dự thảo điều lệ

Điều lệ công ty bao gồm các nội dung quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2014. Điều lệ công ty được hiểu là bản cam kết của các thành viên công ty về mục đích thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty. Điều lệ của công ty do các sáng lập viên thỏa thuận xây dựng trên cơ sở các quy phạm pháp luật. Quý khách hàng có thể tham khảo thêm điều lệ mẫu do sở kế hoạch và đầu tư, các đơn vị tư vấn luật hoặc các trung tâm trợ giúp pháp lý doanh nghiệp hướng dẫn. Khách hàng lưu ý, Điều lệ là “khung pháp lý” của doanh nghiệp, là cơ sở pháp lý quan trọng trong quá trình quản lý và quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, khách hàng cần phải biết và nắm rõ được quy mô, loại hình, lĩnh vực kinh doanh, phương án góp vốn…để soạn thảo 1 bản điêu lệ chặt chẽ, tránh các xung đột lợi ích khi có những bất đồng, tranh chấp xẩy ra mà thực tế rất nhiều doanh nghiệp VN hiện nay gặp phải.

-Danh sách các cổ đông, thành viên và các giấy tờ kèm theo, phải có đầy đủ thông tin nhân thân về các chủ thể tham gia thành lập doanh nghiệp. Cùng với danh sách cổ đông, thành viên kèm theo , người thành lập doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các giấy tờ như: Bản sao thẻ căn cước, bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên (nếu thành viên, cổ đông là cá nhân); bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc các tài liệu tương đương khác của tổ chức; giấy ủy quyền, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu…của người đại diện theo ủy quyền (nếu thành viên là tổ chức). Đối với thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài thì bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi soạn thảo danh sách thành viên, danh sách cổ đông, cần lưu ý thời hạn các giấy tờ tùy thân của thành viên tham gia thành lập doanh nghiệp. Trong trường hợp các giấy tờ tùy thân đã hết thời hạn sử dụng thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trả lại hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

Khách hàng nộp một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp 2014 tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ gồm:

  • Văn bản theo mẫu nghị đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định (lưu ý văn bản này theo mẫu, Quý khách hàng có thể đến phòng đăng ký kinh doanh để xin hoặc tải trên internet)
  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy nhân hợp pháp khác.
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).
  • Chứng  chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật bắt buộc phải có mới đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.

Khách hàng lưu ý về thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy định tại chương V, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Thứ 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp doanh nghiệp bị trả lại hồ sơ do không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì cơ quan đăng ký kinh doanh phải ra văn bản thông báo cho khách hàng được biết lí do và các thông tin yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ để khách hàng có thể nộp lại.

Trên đây là câu trả lời của luật sư đối với câu hỏi về: “Tư vấn soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp 2016”, nếu còn băn khoăn, vướng mắc bạn vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu 1900 6258 của Phamlaw để được hỗ trợ tư vấn.

Trân trọng./.

———————————

Phòng tư vấn thủ tục hành chính – Công ty luật Phamlaw

 > Xem thêm:

 

5/5 - (1 bình chọn)