Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa theo BLDS 2015

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa theo BLDS 2015

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi về vấn đề sau: Doanh nghiệp tôi mới thành lập vào tháng 12/2016, chủ yếu kinh doanh về mặt hàng chăn ga gối nệm. Hiện nay công ty tôi đang tiến hành mua một lô hàng đầu tiên từ xưởng may. Tuy nhiên vì đây là lô hàng đầu tiên nên chúng tôi chưa có kinh nghiệm trong giao dịch mua bán hàng hóa. Vì vậy kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi về hợp đồng mua bán hàng hóa như thế nào thì được coi là có hiệu lực pháp luật, để doanh nghiệp tôi có thể thực hiện giao dịch mua bán một cách thuận lợi.

Trân trọng cảm ơn!

(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật của Phamlaw)

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa theo BLDS 2015
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa theo BLDS 2015

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Trên thị trường hiện nay, mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại phổ biến nhất. Có thể nói mọi hoạt động, công việc kinh doanh của các thương nhân hay các chủ thể kinh doanh khác đều dựa trên nền tảng mua  bán hàng hóa. Chính vì vậy, mua bán hàng hóa là hoạt động đóng vai trò trung tâm, có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của nền kinh tế. Đi cùng với sự phát triển của hoạt động mua bán hàng hóa, các hợp đồng mua bán được ký kết ngày càng nhiều hơn. Để một cuộc giao dịch mua bán được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng, phù hợp với các quy định pháp luật thì việc ký kết một hợp đồng mua bán hàng hóa là tiền đề cần phải thực hiện. Như vậy thì một hợp đồng mua bán hàng hóa cần đáp ứng những điều kiện gì mới có thể được coi là có hiệu lực? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ điều này.

Mua bán hàng hóa theo định nghĩa tại Luật thương mại 2005 là “hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. Để hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đó cần phải đáp ứng một số các điều kiện nhất định. Về những điều kiện này pháp luật có quy định tại Điều 117 Bộ Luật dân sự 2015 như sau:

“Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”.

Theo đó một hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện sau:

Về nguyên tắc giao kết hợp đồng: Theo quy định của Bộ luật dân sự thì việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh doanh thương mại nói riêng phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạp đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Những hợp đồng đươc ký kết bởi hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối… sẽ bị coi là hợp đồng vô hiệu. Do vậy, một hợp đồng mua bán phải được ký kết dựa trên nền tảng là sự thỏa thuận của các bên, được các bên thực hiện trên tự do ý muốn của mình, cùng hướng đến lợi ích chung tuy nhiên không được xâm phạm tới những quy phạm pháp luật và đạo đức mà Nhà nước, xã hội bảo vệ.

Về chủ thể tham gia hợp đồng: Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đầu tiên phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Ngoài điều kiện này, chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cũng cần là chủ thể có đúng thẩm quyền – là đại diện hợp pháp của thương nhân.

Về đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa chính là hàng hóa. Khoản 2 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định hành hóa gồm “tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lại; những vật gắn liền với đất đai”. Tuy nhiên không phải tất cả các loại hàng hóa này đều là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Hàng hóa được giao dịch trong hợp đồng cần là những hàng hóa không nằm trong danh mục hàng hóa, dịch vụ cầm kinh doanh. Trường hợp đối tượng của hợp đồng là những hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì các chủ thể kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện riêng đối với từng loại hàng hóa để được phép kinh doanh.

Về nội dung của hợp đồng: Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ bao gồm các điều khoản liên quan đến thông tin hàng hóa cũng như quyền và nghĩa của các bên cùng với các thỏa thuận khác. Các điều khoản này cần được ký kết phù hợp với các quy định của pháp luật, nếu không hợp đồng mua bán hàng hóa có thể bị vô hiệu một phần hoặc toàn phần.

Về hình thức của hợp đồng: Theo Điều 24 Luật thương mại 2005, hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản, tuy nhiên đối với loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định này.

Đây là các điều kiện tối thiểu mà một hợp đồng mua bán hàng hóa cần có để được công nhận là có hiệu lực. Trước khi tiến hành ký kết một hợp đồng mua bán, các bên cần tìm hiểu kỹ về các quy định của pháp luật đối với hoạt động này, tránh trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa bị vô hiệu gây ảnh hưởng đến công việc sản xuất kinh doanh.

Trên đây là ý kiến tư vấn về vướng mắc của Quý khách liên quan đến Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa theo BLDS 2015 của PHAMLAW. Nếu Quý khách còn vướng mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn hợp đồng thương mại của PHAMLAW, số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ tư vấn và soạn thảo hợp đồng thương mại, cung cấp biểu mẫu về hợp đồng thương mại, Quý khách hàng vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

—————————–

Bộ phận tư vấn pháp lý chuyên sâu – Phamlaw

Dịch vụ của Phamlaw

 

 

 

Rate this post